Kinh tế

Doanh nghiệp trực thuộc Vinaphone kê khai, xác định thuế GTGT sai sót

Kiểm toán Nhà nước (KTNN) chỉ ra một số đơn vị trực thuộc Vinaphone kê khai, xác định thuế GTGT còn sai sót, trong đó nguyên nhân chủ yếu là việc thực hiện các chương trình khuyến mại, giảm giá có tổng thời gian vượt quá 90 ngày/năm.

VNPT Vinaphone.

Theo kết quả kiểm toán năm 2021, KTNN chỉ ra rằng một số đơn vị trực thuộc Tổng công ty VNPT Vinaphone kê khai, xác định thuế GTGT còn sai sót, trong đó nguyên nhân chủ yếu là việc thực hiện các chương trình khuyến mại, giảm giá có tổng thời gian vượt quá 90 ngày/năm hoặc chưa đầy đủ thủ tục theo quy định tại Nghị định số 25/2011/NĐ-CP ngày 06 tháng 04 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Viễn thông và Nghị định số 81/2018/NĐ-CP ngày 22 tháng 05 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại (TTKD Đà Nẵng, Ban KHCN, Ban KHDN) nên qua kiểm toán phải điều chỉnh nghĩa vụ thuế theo quy định tại khoản 5 Điều 7 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 hướng dẫn thi hành Luật thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật thuế GTGT.

Quá trình thực hiện một số chương trình khuyến mại của VNPT Vinaphone năm 2021 còn một số tồn tại: Tổ chức thực hiện các chương trình khuyến mại giảm giá đối với dịch vụ di động trả trước có tính chất giảm giá vượt 90 ngày theo quy định tại khoản 8 Điều 36 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP và chưa gửi văn bản đăng ký thực hiện chương trình khuyến mại giảm giá đối với dịch vụ băng rộng cố định đến Cục Viễn thông- Bộ Thông tin và Truyền thông theo quy định tại khoản 6 Điều 37 Nghị định số 25/2011/NĐ-CP.

Tại Vinaphone, một số đơn vị lập cân đối dòng tiền chưa sát hoạt động thu chi thực tế; chưa điều chuyển tiền về Văn phòng Tổng công ty khi cân đối dòng tiền có chênh lệch dương theo quy định quản lý dòng tiền của Vinaphone ban hành tại Công văn số 1210/VNPT VNP-KTTC ngày 22/3/2021; một số thời điểm còn để tồn quỹ tiền mặt vượt định mức theo quy chế nội bộ.

Kiểm toán cũng chỉ ra Ban KHDN và Ban KHCN chỉ lập các nội dung chỉ trong khi thực tế các ban này có hoạt động thu tiền (Báo cáo lưu chuyển tiền tệ của 2 ban này đều có tiền thu bán hàng, cung cấp dịch vụ và doanh thu khác. Số liệu năm 2021 của Ban KHDN và Ban KHCN lần lượt như sau: 2.268.835 triệu đồng và 3.966.988 triệu đồng.

Kế hoạch cân đối dòng tiền của một số đơn vị cuối tháng >0 nhưng chưa nộp về Tổng công ty theo quy định TTKD VNPT Hồ Chí Minh và TTKD VNPT Hà Nội, TTKD VNPT Đà Nẵng, TTKD VNPT Phú Thọ.

Một số phòng bán hàng thuộc TTKD Hồ Chí Minh có một số thời điểm tồn quỹ tiền mặt cuối tháng vượt định mức tối đa theo Văn bản số 461/TTKD HCM-KTKH ngày 18/12/2015 và Văn bản số 223/1TKD HCM-KTKH ngày 14/9/202.

Một số đơn vị còn để phát sinh nợ phải thư quá hạn, khó đòi, gây ứ đọng vốn, phải trích lập dự phòng nợ phải thu khó đòi; trích lập dự phòng khi chưa đủ điều kiện theo quy định tại Điều 6 Thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 08/8/2019 của Bộ Tài chính hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phỏng giảm giá hãng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp (TTKD Đồng Nai); đối chiếu công nợ phải thu chưa đầy đủ.

Việc quản lý tạm ứng tại Văn phòng Vinaphone có trường hợp thiếu chặt chẽ như: giấy đề nghị tạm ứng chưa chi tiết nội dung các công việc, chưa ghi rõ thời hạn thanh toán, chưa hoàn ứng trước khi tạm ứng lần tiếp theo.

Như tại VNPT Phú Thọ 146 triệu đồng; TTKD Đà Nẵng có 9.198 triệu đồng nợ quá hạn (đã trích lập dự phòng 7.389 triệu đồng), trong đó nợ quá hạn trên 1 năm là 4.057 triệu đồng, chủ yếu là khách hàng cá nhân nợ cước, tỷ lệ nợ quá hạn điện nó phải thu khách hàng là 21%; TTKD Nam Định xa quá hạn phải trích lập dự phòng 1.063 triệu đồng.

Tỷ lệ đối chiếu về giá trị (i) tại TTKD HCM trả truớc cho người bán ngắn hạn đạt 39,94%. Phải thu dài hạn khác đạt 54,17%. Phải trả ngắn hạn khác đạt 67,83%; TTKD Nam Định Phải thu ngắn hạn khách hàng đạt 95,7% bao gồm nợ đã thu hồi trong tháng 9/2022 (18.315 triệu đồng) (iii) tại TTKD Đà Nẵng: Phải thu ngắn hạn khách hàng 65%; TTKD HCM chưa thực hiện đối chiếu công vụ Người mua trả tiền trước ngắn hạn.

Việc quản lý, kiểm soát số lượng, chất lượng vật tư thu hồi tại VNPT Thái Bình còn chưa chặt chẽ: không đánh giá chất lượng của cáp đồng thu hồi, chưa lưới. theo dõi trên sổ sách đối với vật tư hãng thu hồi từ mạng lưới.

Tác giả: Nhật Tâm

Nguồn tin: taichinhdoanhnghiep.net.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP