Được sự hỗ trợ của một số người dân huyện Quế Phong, Báo Nghệ An tiếp tục tìm hiểu và thông tin thêm về thực trạng này.
Trong vai người đi thu mua đỉa, chúng tôi đi rất nhiều bản làng thuộc các xã Châu Kim, Châu Thôn, Tiền Phong, Hạnh Dịch... để tìm "nhân vật chính" - người thu mua đỉa lâu nay trên địa bàn huyện Quế Phong.
Sau nhiều ngày tìm kiếm, cuối cùng người dân cũng hướng dẫn địa chỉ mà chúng tôi cần. Đó là nhà bà Quang Thị S. ở bản Pỏi, xã Châu Thôn. Sau khi biết mục đích của khách, bà S. nhắc khéo: "Đến đây chú đừng nói to, người ta biết".
Không hiểu bà chủ nhà lo lắng người ngoài biết mình thu mua đỉa hay lo lộ mất mối làm ăn mà trở nên kín đáo. Câu chuyện trở nên cởi mở, bà S. cho biết, mỗi kg đỉa được bà thu mua với giá 450.000 đồng, bán lại cho một mối tư thương đến từ miền Bắc với giá 550.000 - 600.000 đồng. Và người này cũng là "bạn hàng" nhiều năm nay của bà S.
Khi chúng tôi ngỏ ý muốn nhập đỉa của bà S. bà đồng ý nhưng chỉ bán một nửa số mình thu gom được và với điều kiện giá cao hơn mối hàng mà bà nhập lâu nay. Sở dĩ bà này không bán cả số đỉa mình thu mua được vì "phải giữ chữ tín với bạn hàng lâu năm".
Chúng tôi yêu cầu được xem "hàng" cho chắc ăn, bà S. vào nhà lấy ra một bọc nilon trong đó nhung nhúc những con đỉa trông phát khiếp. Bà S. cho biết số đỉa 2,2 kg này bà mới thu mua được trong ngày 4/7.
Chúng tôi sốt sắng muốn được mua ngay, nhưng bà S. nói phải chờ đến tối mới bán vì nếu để khách lấy "hàng" giữa trưa hàng xóm người ta sẽ biết và "mách" lại với đầu nậu miền Bắc, và vì thế bà sẽ mất uy tín và mất luôn mối làm ăn lâu năm. Chúng tôi cố hỏi tên người mua và thuộc tỉnh nào nhưng bà S. tỏ ra rất "kinh nghiệm", chỉ nói đó là người đến từ một tỉnh miền Bắc.
Không thể lay chuyển được chúng tôi buộc chào ra về và không quên để lại số điện thoại cũng như gửi bà ít tiền để làm tin.
Qua tìm hiểu tại huyện Quế Phong, người dân bản xứ cho biết việc tư thương thu mua đỉa không phải năm nay mới xuất hiện mà nó diễn ra 3-4 năm nay rồi. Người dân không hiểu họ thu mua đỉa nhằm mục đích gì, nhưng thấy có tiền lại không phải là việc gì xấu nên người dân bắt đỉa bán. Điều này rất cần các cơ quan chức năng hướng dẫn, tuyên truyền cho bà con.
Thực tế tại huyện Quế Phong gần đây cũng cho thấy, nhiều đối tượng ngoại tỉnh thâm nhập địa bàn tìm cách thu mua các loại cây dược liệu như: mú từn, lá chua ke, sâm đất... thậm chí có thời điểm thu mua cả gốc của cây chè hoa vàng - một trong những loài dược liệu quý có giá trị đặc biệt của địa phương này./.
Trong vai người đi thu mua đỉa, chúng tôi đi rất nhiều bản làng thuộc các xã Châu Kim, Châu Thôn, Tiền Phong, Hạnh Dịch... để tìm "nhân vật chính" - người thu mua đỉa lâu nay trên địa bàn huyện Quế Phong.
Sau nhiều ngày tìm kiếm, cuối cùng người dân cũng hướng dẫn địa chỉ mà chúng tôi cần. Đó là nhà bà Quang Thị S. ở bản Pỏi, xã Châu Thôn. Sau khi biết mục đích của khách, bà S. nhắc khéo: "Đến đây chú đừng nói to, người ta biết".
Không hiểu bà chủ nhà lo lắng người ngoài biết mình thu mua đỉa hay lo lộ mất mối làm ăn mà trở nên kín đáo. Câu chuyện trở nên cởi mở, bà S. cho biết, mỗi kg đỉa được bà thu mua với giá 450.000 đồng, bán lại cho một mối tư thương đến từ miền Bắc với giá 550.000 - 600.000 đồng. Và người này cũng là "bạn hàng" nhiều năm nay của bà S.
Khi chúng tôi ngỏ ý muốn nhập đỉa của bà S. bà đồng ý nhưng chỉ bán một nửa số mình thu gom được và với điều kiện giá cao hơn mối hàng mà bà nhập lâu nay. Sở dĩ bà này không bán cả số đỉa mình thu mua được vì "phải giữ chữ tín với bạn hàng lâu năm".
Chúng tôi yêu cầu được xem "hàng" cho chắc ăn, bà S. vào nhà lấy ra một bọc nilon trong đó nhung nhúc những con đỉa trông phát khiếp. Bà S. cho biết số đỉa 2,2 kg này bà mới thu mua được trong ngày 4/7.
Chúng tôi sốt sắng muốn được mua ngay, nhưng bà S. nói phải chờ đến tối mới bán vì nếu để khách lấy "hàng" giữa trưa hàng xóm người ta sẽ biết và "mách" lại với đầu nậu miền Bắc, và vì thế bà sẽ mất uy tín và mất luôn mối làm ăn lâu năm. Chúng tôi cố hỏi tên người mua và thuộc tỉnh nào nhưng bà S. tỏ ra rất "kinh nghiệm", chỉ nói đó là người đến từ một tỉnh miền Bắc.
Không thể lay chuyển được chúng tôi buộc chào ra về và không quên để lại số điện thoại cũng như gửi bà ít tiền để làm tin.
Qua tìm hiểu tại huyện Quế Phong, người dân bản xứ cho biết việc tư thương thu mua đỉa không phải năm nay mới xuất hiện mà nó diễn ra 3-4 năm nay rồi. Người dân không hiểu họ thu mua đỉa nhằm mục đích gì, nhưng thấy có tiền lại không phải là việc gì xấu nên người dân bắt đỉa bán. Điều này rất cần các cơ quan chức năng hướng dẫn, tuyên truyền cho bà con.
Thực tế tại huyện Quế Phong gần đây cũng cho thấy, nhiều đối tượng ngoại tỉnh thâm nhập địa bàn tìm cách thu mua các loại cây dược liệu như: mú từn, lá chua ke, sâm đất... thậm chí có thời điểm thu mua cả gốc của cây chè hoa vàng - một trong những loài dược liệu quý có giá trị đặc biệt của địa phương này./.
Tác giả: Hùng Cường
Nguồn tin: Báo Nghệ An
Nguồn tin: Báo Nghệ An