Tấm HCV Olympic chấn động làng bắn súng thế giới của xạ thủ Hoàng Xuân Vinh có vẻ như chưa đủ để tạo cú hích cho bắn súng Việt Nam phát triển như kỳ vọng, ít nhất là tới thời điểm này.
Những chuyện cười ra nước mắt
Tại Cúp bắn súng quốc gia 2017 đang diễn ra tại Hà Nội, xạ thủ Xuân Vinh cùng đồng nghiệp vẫn phải thi đấu ở trường bắn lạc hậu nhất Đông Nam Á tại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia I. Nhìn những mảng tường bong tróc, trần nhà thi đấu loang lổ, bệ bắn mòn gỉ sét, bia bắn nát bươm vì lỗ đạn… không ai nghĩ đây đang là nơi tổ chức giải bắn súng lớn nhất Việt Nam, có tính chất tuyển chọn VĐV xuất sắc cho SEA Games 29 tại Malaysia.
Trong khi các giải bắn súng quốc tế như SEA Games, ASIAD, Olympic… đều áp dụng thi đấu bia điện tử, ngay cả nước bạn Lào cũng đã có trường bắn điện tử thì Việt Nam vẫn luyện tập và thi đấu bằng bia giấy, tại trường bắn xuống cấp. Cũng vì lẽ đó mà Cúp bắn súng quốc gia 2017 chứng kiến nhiều hình ảnh, tình huống dở khóc dở cười. Như việc VĐV phải tự gắn bia giấy vào khung bia thủng lỗ chỗ, dịch chuyển bia giấy bằng hệ thống ròng rọc lạc hậu, trọng tài căng mắt nhìn ống nhòm để báo điểm…
Hài hước hơn khi ở nội dung 50m súng ngắn bắn chậm nam, do gió to nên tờ bia giấy của một số VĐV bay phần phật, có trường hợp bị tuột khỏi khung bia. Ở vòng loại, Hoàng Xuân Vinh cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Anh lắc đầu ngao ngán nhìn tờ bia giấy, rồi sau đó phải tự kéo khung bia lại gần để cố định.
Chưa kể, vì thiếu đạn nên đa số VĐV đều phải tập chay (bắn mà không có đạn) trước giờ tranh tài, còn ban tổ chức phải “đi ngược” với thế giới khi áp dụng luật cũ (ví dụ như chung kết 50m súng ngắn bắn chậm VĐV chỉ được bắn 10 viên thay vì 24 viên như luật mới đã được quốc tế áp dụng từ lâu) để tiết kiệm đạn.
“Biết rồi, khổ lắm…”
VĐV thiếu đạn hay phải tập bia giấy, lâu nay vẫn là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Sau khi Hoàng Xuân Vinh vượt khó để giành HCV Olympic đầu tiên cho Việt Nam, vấn đề này lại được nhắc tới song đến nay vẫn là bài toán chưa có lời giải. Dự thảo đề án tổ chức SEA Games 2021 tại Việt Nam cho biết kinh phí xây trường bắn điện tử vào khoảng 200 tỷ đồng.
Số tiền này quá sức ngân sách ngành thể thao và nếu không kêu gọi được xã hội hóa, có khả năng chủ nhà Việt Nam phải bỏ môn bắn súng khỏi danh sách thi đấu tại đại hội. Còn với VĐV, vấn đề sát sườn họ quan tâm lúc này là đạn để luyện tập chuẩn bị cho SEA Games diễn ra vào tháng 8 tới.
Bà Nguyễn Thị Nhung - Tổng thư ký Liên đoàn Bắn súng kiêm HLV trưởng ĐT Bắn súng Việt Nam, cho biết: “Hiện chúng ta chỉ có đạn thi đấu là loại đạn rất đắt tiền, số lượng lại ít nên phải phân phối rất dè chừng. Trước mắt, chỉ một số VĐV trọng điểm có khả năng giành huy chương mới được cấp để luyện tập”.
Ngoài ra, do chủ nhà Malaysia cắt các nội dung đồng đội vốn là thế mạnh của Việt Nam nên ĐTQG chỉ dám đặt chỉ tiêu giành tối thiểu 3 HCV. “Riêng nhà vô địch Olympic Hoàng Xuân Vinh khi dự các giải quốc tế khác vẫn phải tự nỗ lực vượt khó để đạt thành tích tốt nhất”, HLV Nguyễn Thị Nhung nói.
Những chuyện cười ra nước mắt
Tại Cúp bắn súng quốc gia 2017 đang diễn ra tại Hà Nội, xạ thủ Xuân Vinh cùng đồng nghiệp vẫn phải thi đấu ở trường bắn lạc hậu nhất Đông Nam Á tại Trung tâm Huấn luyện thể thao quốc gia I. Nhìn những mảng tường bong tróc, trần nhà thi đấu loang lổ, bệ bắn mòn gỉ sét, bia bắn nát bươm vì lỗ đạn… không ai nghĩ đây đang là nơi tổ chức giải bắn súng lớn nhất Việt Nam, có tính chất tuyển chọn VĐV xuất sắc cho SEA Games 29 tại Malaysia.
Trong khi các giải bắn súng quốc tế như SEA Games, ASIAD, Olympic… đều áp dụng thi đấu bia điện tử, ngay cả nước bạn Lào cũng đã có trường bắn điện tử thì Việt Nam vẫn luyện tập và thi đấu bằng bia giấy, tại trường bắn xuống cấp. Cũng vì lẽ đó mà Cúp bắn súng quốc gia 2017 chứng kiến nhiều hình ảnh, tình huống dở khóc dở cười. Như việc VĐV phải tự gắn bia giấy vào khung bia thủng lỗ chỗ, dịch chuyển bia giấy bằng hệ thống ròng rọc lạc hậu, trọng tài căng mắt nhìn ống nhòm để báo điểm…
Hài hước hơn khi ở nội dung 50m súng ngắn bắn chậm nam, do gió to nên tờ bia giấy của một số VĐV bay phần phật, có trường hợp bị tuột khỏi khung bia. Ở vòng loại, Hoàng Xuân Vinh cũng rơi vào tình cảnh tương tự. Anh lắc đầu ngao ngán nhìn tờ bia giấy, rồi sau đó phải tự kéo khung bia lại gần để cố định.
Chưa kể, vì thiếu đạn nên đa số VĐV đều phải tập chay (bắn mà không có đạn) trước giờ tranh tài, còn ban tổ chức phải “đi ngược” với thế giới khi áp dụng luật cũ (ví dụ như chung kết 50m súng ngắn bắn chậm VĐV chỉ được bắn 10 viên thay vì 24 viên như luật mới đã được quốc tế áp dụng từ lâu) để tiết kiệm đạn.
“Biết rồi, khổ lắm…”
VĐV thiếu đạn hay phải tập bia giấy, lâu nay vẫn là chuyện “biết rồi, khổ lắm, nói mãi”. Sau khi Hoàng Xuân Vinh vượt khó để giành HCV Olympic đầu tiên cho Việt Nam, vấn đề này lại được nhắc tới song đến nay vẫn là bài toán chưa có lời giải. Dự thảo đề án tổ chức SEA Games 2021 tại Việt Nam cho biết kinh phí xây trường bắn điện tử vào khoảng 200 tỷ đồng.
Số tiền này quá sức ngân sách ngành thể thao và nếu không kêu gọi được xã hội hóa, có khả năng chủ nhà Việt Nam phải bỏ môn bắn súng khỏi danh sách thi đấu tại đại hội. Còn với VĐV, vấn đề sát sườn họ quan tâm lúc này là đạn để luyện tập chuẩn bị cho SEA Games diễn ra vào tháng 8 tới.
Bà Nguyễn Thị Nhung - Tổng thư ký Liên đoàn Bắn súng kiêm HLV trưởng ĐT Bắn súng Việt Nam, cho biết: “Hiện chúng ta chỉ có đạn thi đấu là loại đạn rất đắt tiền, số lượng lại ít nên phải phân phối rất dè chừng. Trước mắt, chỉ một số VĐV trọng điểm có khả năng giành huy chương mới được cấp để luyện tập”.
Ngoài ra, do chủ nhà Malaysia cắt các nội dung đồng đội vốn là thế mạnh của Việt Nam nên ĐTQG chỉ dám đặt chỉ tiêu giành tối thiểu 3 HCV. “Riêng nhà vô địch Olympic Hoàng Xuân Vinh khi dự các giải quốc tế khác vẫn phải tự nỗ lực vượt khó để đạt thành tích tốt nhất”, HLV Nguyễn Thị Nhung nói.
Tác giả bài viết: Thuần Thư
Nguồn tin: