Thực tế trong nhiều năm qua, đơn vị chịu trách nhiệm tuyển dụng giáo viên thường là ủy ban nhân dân quận huyện, phòng, hay các sở giáo dục và đào đạo đảm nhiệm. Cách thức là tuyển theo kế hoạch biên chế chung, thậm chí tuyển gộp rồi phân về cho các trường ký hợp đồng.
Việc này dẫn đến hiện tượng “vênh” về chuyên môn, thừa thiếu cục bộ, gây ra khó khăn cho các trường. Có nhiều địa phương thiếu giáo viên nhưng tuyển không được vì không có biên chế trong nhiều năm.
Rất nhiều ý kiến các nhà giáo dục cho rằng, bỏ biên chế giáo viên là việc cần làm để thúc đẩy sự canh tranh nhân sự trong giáo dục vốn đang bị “ì ạch”. Nhưng cũng cần đi kèm với việc giảm biên chế là biện pháp quản lý lãnh đạo trong trường học để tránh hiện tượng hiệu trưởng lộng quyền.
Không ít giáo viên cảm thấy lo lắng, bất an cho tương lai, khi quyền tuyển dụng nằm hoàn toàn trong tay hiệu trưởng. Một giáo viên ở TP.HCM chia sẻ, cô biết nhiều giáo viên có năng lực, có tâm huyết nhưng chỉ vì có dám ý kiến khác với hiệu trưởng nên bị gây khó dễ trong công việc, bị cản trở đủ điều.
Có người phải tự động động xin nghỉ vì bị chèn ép quá mức. Nếu hiệu trưởng nắm thêm quyền “hợp đồng” trong tay thì rất có thể, những giáo viên giỏi sẽ bị loại đầu tiên.
Nhiều giáo viên cho biết, họ không phản đối việc bỏ biên chế đối với giáo viên, bởi với sức ép yêu cầu đổi mới phương pháp, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với mỗi nhà giáo sẽ cũng là động lực cho các nhà giáo nỗ lực hơn để hoàn thành tốt yêu cầu mới về đổi mới giáo dục. Đồng thời, việc xã hội hóa giáo dục sẽ được đẩy mạnh với điều kiện phải đổi mới toàn diện và đồng bộ.
Ông Nguyễn Đăng Thuấn, giảng viên Trường ĐH Sài Gòn nhận định, việc bỏ biên chế cần chuẩn bị thật chu đáo về cơ chế vận hành, đánh giá, sàng lọc cụ thể, về chất lượng chứ không đơn thuần là thủ tục, đặc biệt không nên vừa làm vừa chuẩn bị.
Quan trọng nhất là cần nâng chất lượng các hiệu trưởng trước, họ phải là các nhà giáo dục thực sự và biết chịu trách nhiệm. Đồng thời, nên bỏ cả biên chế cán bộ quản lý để chuyển sang tuyển dụng như tuyển các CEO. Nơi có quyền cao nhất là hội đồng giáo dục trường, tỉnh, quốc gia.
Bỏ biên chế, chuyển sang tuyển dụng theo diện hợp đồng là áp lực nhưng cũng là cơ hội cho chính bản thân nhà giáo và sau đó là cho học sinh, cho nền giáo dục.
Tuy nhiên, việc thay đổi phải thực hiện đồng bộ với cơ chế dân chủ, minh bạch và quan trọng là chế độ thu nhập cho giáo viên phải thay đổi thỏa đáng.
Điều quan trọng nữa là cần phải xây dựng cơ chế kiểm soát lẫn nhau để không bộ phận nào quyền lực quá lớn hoặc thiếu kiểm soát sẽ dễ dẫn đến tiêu cực, thiếu minh bạch và dân chủ.
Việc này dẫn đến hiện tượng “vênh” về chuyên môn, thừa thiếu cục bộ, gây ra khó khăn cho các trường. Có nhiều địa phương thiếu giáo viên nhưng tuyển không được vì không có biên chế trong nhiều năm.
Rất nhiều ý kiến các nhà giáo dục cho rằng, bỏ biên chế giáo viên là việc cần làm để thúc đẩy sự canh tranh nhân sự trong giáo dục vốn đang bị “ì ạch”. Nhưng cũng cần đi kèm với việc giảm biên chế là biện pháp quản lý lãnh đạo trong trường học để tránh hiện tượng hiệu trưởng lộng quyền.
Không ít giáo viên cảm thấy lo lắng, bất an cho tương lai, khi quyền tuyển dụng nằm hoàn toàn trong tay hiệu trưởng. Một giáo viên ở TP.HCM chia sẻ, cô biết nhiều giáo viên có năng lực, có tâm huyết nhưng chỉ vì có dám ý kiến khác với hiệu trưởng nên bị gây khó dễ trong công việc, bị cản trở đủ điều.
Có người phải tự động động xin nghỉ vì bị chèn ép quá mức. Nếu hiệu trưởng nắm thêm quyền “hợp đồng” trong tay thì rất có thể, những giáo viên giỏi sẽ bị loại đầu tiên.
Nhiều giáo viên cho biết, họ không phản đối việc bỏ biên chế đối với giáo viên, bởi với sức ép yêu cầu đổi mới phương pháp, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ đối với mỗi nhà giáo sẽ cũng là động lực cho các nhà giáo nỗ lực hơn để hoàn thành tốt yêu cầu mới về đổi mới giáo dục. Đồng thời, việc xã hội hóa giáo dục sẽ được đẩy mạnh với điều kiện phải đổi mới toàn diện và đồng bộ.
Ông Nguyễn Đăng Thuấn, giảng viên Trường ĐH Sài Gòn nhận định, việc bỏ biên chế cần chuẩn bị thật chu đáo về cơ chế vận hành, đánh giá, sàng lọc cụ thể, về chất lượng chứ không đơn thuần là thủ tục, đặc biệt không nên vừa làm vừa chuẩn bị.
Quan trọng nhất là cần nâng chất lượng các hiệu trưởng trước, họ phải là các nhà giáo dục thực sự và biết chịu trách nhiệm. Đồng thời, nên bỏ cả biên chế cán bộ quản lý để chuyển sang tuyển dụng như tuyển các CEO. Nơi có quyền cao nhất là hội đồng giáo dục trường, tỉnh, quốc gia.
Bỏ biên chế, chuyển sang tuyển dụng theo diện hợp đồng là áp lực nhưng cũng là cơ hội cho chính bản thân nhà giáo và sau đó là cho học sinh, cho nền giáo dục.
Tuy nhiên, việc thay đổi phải thực hiện đồng bộ với cơ chế dân chủ, minh bạch và quan trọng là chế độ thu nhập cho giáo viên phải thay đổi thỏa đáng.
Điều quan trọng nữa là cần phải xây dựng cơ chế kiểm soát lẫn nhau để không bộ phận nào quyền lực quá lớn hoặc thiếu kiểm soát sẽ dễ dẫn đến tiêu cực, thiếu minh bạch và dân chủ.
Tác giả: Bạch Dương
Nguồn tin: Báo Infonet
Nguồn tin: Báo Infonet