Tàu tuần dương “Pyotr Đại đế”, kỳ hạm chỉ huy của Hạm đội Bắc trong Hải quân Nga là tàu chiến không mang máy bay lớn nhất trên thế giới với trạm điện hạt nhân. Pyotr Đại đế hiện là một trong những chiến hạm tấn công mạnh nhất của Hải quân Nga. Tàu có khả năng tiêu diệt các mục tiêu lớn trên mặt nước và có khả năng phòng không cũng như săn ngầm hiệu quả. Chiến hạm Piốt Đại Đế được trang bị hệ thống phòng không với tên lửa tấn công phóng từ biển có tầm bắn 550km. Tàu hoạt động liên tục trong vòng 50 năm mà không cần nạp nhiên liệu nhờ nguồn năng lượng hạt nhân và có thể đạt tốc độ 60km/h.
Tàu tuần dương hạng nặng chở máy bay “Đô đốc Hạm đội Liên Xô Kuznetso” được thiết kế làm căn cứ và bảo trì cho 28 máy bay và 24 trực thăng.
Tàu tuần dương tên lửa “Matxcơva”, kỳ hạm chỉ huy của Hạm đội Biển Đen thuộc Hải quân Nga có chức năng giáng đòn tấn công vào tàu nổi cỡ lớn của đối phương, trước hết là vào các tàu sân bay.
Tàu tuần dương tên lửa “Varyag”, kỳ hạm chỉ huy của Hạm đội Thái Bình Dương thuộc Hải quân Nga, “anh em song sinh” của tuần dương hạm “Mátxcơva”.
Khu trục hạm mang ngư lôi “Nastoichivyi”, kỳ hạm chỉ huy của Hạm đội Baltic. Khu trục hạm có chức năng trấn áp các mục tiêu mặt đất, phòng không và phòng thủ chống tàu tên lửa, chiến đấu chống các phương tiện và lực lượng đổ bộ của đối phương.
Tàu hộ vệ “Soobrazitelnyi” trong thành phần Hạm đội Baltic, được tên hiệu danh dự “Cận vệ” từ năm 2012. Soobrazitelny được phát triển nhằm tiêu diệt các tàu nổi, tàu ngầm, hoặc máy bay của đối phương và nhằm yểm trợ pháo binh cho các hoạt động đổ bộ.
Tàu tuần tra “Tatarstan” (trái), kỳ hạm chỉ huy của Hải đội Caspi. Chức năng cơ bản của “Tatarstan” là tìm kiếm và chiến đấu chống tàu ngầm, tàu nổi và các mục tiêu trên không, tuần tra, tiến hành các chiến dịch đoàn tàu cũng như bảo vệ vùng kinh tế biển.
Tác giả bài viết: Song Hy
Nguồn tin: