|
Ăn nhiều trứng trong thời gian ngắn: Trứng là một món ăn ngon rất chế biến đặc biệt giá thành khá rẻ bởi vậy mà nhiều người có thói quen ăn nhiều. Một quả trứng gà, vịt có thể cung cấp đến 200mg cholesterol nên ăn quá nhiều sẽ gây tình trạng tăng cholesterol trong máu, xơ vữa động mạch làm tăng nguy cơ đột quỵ, suy tim. Đặc biệt là ở độ tuổi trung niên nếu cholesterol tồn đọng sẽ gây tắc nghẽn mạch máu, làm tăng áp suất dòng chảy mạch máu, dễ gây cao huyết áp.
Trứng lòng đào. |
Thường xuyên ăn trứng lòng đào: Xét về giá trị dinh dưỡng, trứng luộc lòng đào cũng mang lại giá trị dinh dưỡng như trứng luộc chín. Dù mang lại hương vị khác lạ và có thể cảm nhận rõ ràng vị béo ngậy của trứng nhưng cách ăn này lại không thực sự an toàn cho sức khỏe, nhất là đối phụ nữ mang thai. Trứng lòng đào chứa thành phần có thể khiến các bà bầu chảy nước mũi. Quan trọng hơn, những người có hệ miễn dịch yếu không nên ăn trứng lòng đào.
Ngoài ra, khi trứng luộc lòng đào để càng lâu càng dễ bị nhiễm khuẩn Salmonella, làm tăng khả năng gây ngộ độc thực phẩm cho cơ thể, trường hợp nặng còn dễ gây viêm dạ dày ruột cấp.
Bởi vậy, trứng lòng đào cũng không được khuyến khích với trẻ em hoặc người cao tuổi có hệ miễn dịch bị tổn thương. Nó chỉ phù hợp với những người khỏe mạnh.
Uống trà ngay sau khi ăn trứng gà: Nhiều người ăn xong cơm với trứng gà thường uống nước trà để bớt ứ đầy bụng. Thực tế, protein trong trứng gà và chất axit tannic acid trong lá trà khi kết hợp với nhau sẽ gây khó tiêu do nhu động ruột giảm.
Ăn lòng trắng, bỏ lòng đỏ: Cả lòng đỏ và lòng trắng trứng đều cung cấp những chất dinh dưỡng riêng biệt mà cơ thể cần, do đó, việc chỉ ăn lòng trắng trứng khiến cho bữa ăn sáng của bạn bỗng nhiên trở nên kém dinh dưỡng hơn.
Ăn trứng khi đói bụng: Khi bụng bạn đang đói mà ăn nhiều những thực phẩm chứa hàm lượng protein cao như trứng, sữa, thịt… thì protein sẽ bị “áp bức” chuyển hóa thành nhiệt năng và tiêu hao mất, từ đó không thể phát huy tác dụng bồi bổ dinh dưỡng cho cơ thể. Trong một thời gian ngắn mà tích lũy quá nhiều protein thì trong quá trình phân giải sẽ sản sinh ra một lượng lớn các chất có hại như ure, ammoniac… gây bất lợi cho sức khỏe của cơ thể.
Ăn trứng để qua đêm: Trứng khi đã qua chế biến càng lâu thì chất dinh dưỡng bị hao hụt càng lớn. Đặc biệt khi bảo quản ở nhiệt độ phòng, tình trạng hư hỏng, nhiễm khuẩn bên trong trứng có thể xảy ra, nếu người ăn vào nhiều khả năng sẽ bị ngộ độc, gây nguy hại cho các cơ quan nội tạng. Bởi vậy bạn nên ăn trứng ngay khi chế biến để hấp thu chất dinh dưỡng đầy đủ nhất.
Ăn bao nhiêu quả trứng một tuần tốt cho sức khỏe?
Theo báo Lao Động, trứng là thức ăn quen thuộc và giàu dinh dưỡng, các chất dinh dưỡng lại ở tỉ lệ cân đối, do vậy trứng có thể sử dụng cho tất cả các đối tượng.
Trẻ em: Trẻ nên ăn trứng gà vì trứng vịt chậm tiêu hơn, sẽ làm cho trẻ no lâu.
Bé 0-6 tháng tuổi chỉ nên ăn 1/2 lòng trứng gà/bữa, ăn 1-2 lần/tuần. Bé 1-2 tuổi ăn 2 quả/tuần. Trẻ 2 tuổi trở lên có thể ăn 3 quả/tuần.
Người lớn: Người lớn chỉ nên ăn 3-4 quả/tuần dù là trứng gà hoặc trứng vịt. Ăn quá nhiều cơ thể sẽ không hấp thu hết chất dinh dưỡng, khi bị đào thải ra ngoài sẽ rất lãng phí.
Phụ nữ mang thai: Phụ nữ đang mang thai ăn nhiều trứng gà quá cũng không tốt, bởi nó sẽ gây ra những rắc rối về đường ruột. Cho nên người mang thai chỉ nên ăn nhiều nhất là 3 quả/tuần.
Ăn trứng nhiều trong thời gian ngắn lại không tốt cho sức khỏe. Ảnh minh họa. |
Cách chế biến món trứng có lợi cho sức khỏe
Thông tin trên Vietnamnet, cách chế biến trứng có thể ảnh hưởng đến thành phần dinh dưỡng. Các phương pháp nấu ít thời gian và nhiệt độ thấp ít gây ra quá trình oxy hóa cholesterol và giữ lại hầu hết các chất dinh dưỡng. Dưới đây là mẹo chế biến món trứng tốt cho sức khỏe.
1. Chọn phương pháp nấu ăn ít calorie
Nếu bạn đang cố gắng cắt giảm lượng calorie, hãy chọn trứng luộc hoặc trứng chần.
Các phương pháp nấu ăn này không bổ sung thêm bất kỳ calorie chất béo nào, vì vậy bữa ăn sẽ có lượng calorie thấp hơn so với trứng tráng.
2. Kết hợp với các loại rau củ
Đây là một cơ hội tuyệt vời để tăng lượng rau, bổ sung thêm chất xơ và vitamin vào bữa ăn của bạn.
3. Chiên rán trong loại dầu ổn định ở nhiệt độ cao
Các loại dầu tốt nhất để nấu ăn là những loại vẫn ổn định ở nhiệt độ cao và không dễ bị oxy hóa để tạo thành các gốc tự do có hại.
Ví dụ về các lựa chọn tốt có dầu bơ và dầu hướng dương. Nếu sử dụng dầu ô liu hoặc dầu dừa nguyên chất, tốt nhất bạn nên nấu ở nhiệt độ thấp hơn lần.
4. Chọn trứng giàu dinh dưỡng nhất có thể
Một số yếu tố, bao gồm cả phương pháp nuôi và chế độ ăn uống của gà, có thể ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng của trứng.
Nhìn chung, trứng của gà được nuôi thả trên đồng cỏ và trứng hữu cơ có giá trị dinh dưỡng cao hơn so với trứng của gà nuôi công nghiệp.
5. Đừng nấu quá kỹ
Bạn nấu trứng càng lâu và nhiệt độ càng cao thì càng mất nhiều chất dinh dưỡng. Thói quen này cũng có thể làm tăng lượng cholesterol bị oxy hóa trong trứng.
Tác giả: Trúc Chi (t/h)
Nguồn tin: nguoiduuatin.vn