LTS: Gần đây, một số Hiệu trưởng bị kỷ luật vì những sai phạm trong quá trình làm việc bằng cách điều chuyển về Phòng Giáo dục hoặc sang trường khác làm Hiệu trưởng.
Thầy giáo Nguyễn Cao cho rằng việc này đang gây ra sự bức xúc trong dư luận vì kỷ luật mà lại được chuyển lên cấp quản lý cao hơn hoặc ngang cấp thì liệu có mang tính răn đe?
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!
Chỉ trong một thời gian rất ngắn, dư luận được chứng kiến 2 nữ Hiệu trưởng sai phạm trong thu chi ở nhà trường, sau khi bị kỷ luật thì được điều chuyển công tác về Phòng Giáo dục.
Những sự việc như vậy khiến cho dư luận không khỏi băn khoăn. Băn khoăn không chỉ là họ được điều chuyển để đảm nhận chức vụ lớn hơn.
Bởi nếu về Phòng thì ít nhất những lãnh đạo này sẽ là những chuyên viên của Phòng Giáo dục đảm nhận một chuyên ngành riêng có quyền “điều hành, chỉ đạo” lại các Ban Giám hiệu và các đơn vị trực thuộc mà chính những cán bộ này.
Mà hơn nữa, việc này sẽ tạo nên một tiền lệ không tốt cho công tác cán bộ sau này…
Xét về quyền lợi, có thể khi về Phòng giáo dục họ không bằng khi đảm nhận vai trò Hiệu trưởng bởi họ chỉ nắm một chuyên ngành hẹp, không thể tự tung, tự tác như khi làm Hiệu trưởng được quản lí tài chính, nhân sự, làm chủ tài khoản một đơn vị với kinh phí hoạt động hàng năm nhiều tỉ đồng.
Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng thì rộng hơn vai trò của một Hiệu trưởng nhà trường.
Thầy giáo Nguyễn Cao cho rằng việc này đang gây ra sự bức xúc trong dư luận vì kỷ luật mà lại được chuyển lên cấp quản lý cao hơn hoặc ngang cấp thì liệu có mang tính răn đe?
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết!
Chỉ trong một thời gian rất ngắn, dư luận được chứng kiến 2 nữ Hiệu trưởng sai phạm trong thu chi ở nhà trường, sau khi bị kỷ luật thì được điều chuyển công tác về Phòng Giáo dục.
Những sự việc như vậy khiến cho dư luận không khỏi băn khoăn. Băn khoăn không chỉ là họ được điều chuyển để đảm nhận chức vụ lớn hơn.
Bởi nếu về Phòng thì ít nhất những lãnh đạo này sẽ là những chuyên viên của Phòng Giáo dục đảm nhận một chuyên ngành riêng có quyền “điều hành, chỉ đạo” lại các Ban Giám hiệu và các đơn vị trực thuộc mà chính những cán bộ này.
Mà hơn nữa, việc này sẽ tạo nên một tiền lệ không tốt cho công tác cán bộ sau này…
Xét về quyền lợi, có thể khi về Phòng giáo dục họ không bằng khi đảm nhận vai trò Hiệu trưởng bởi họ chỉ nắm một chuyên ngành hẹp, không thể tự tung, tự tác như khi làm Hiệu trưởng được quản lí tài chính, nhân sự, làm chủ tài khoản một đơn vị với kinh phí hoạt động hàng năm nhiều tỉ đồng.
Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng thì rộng hơn vai trò của một Hiệu trưởng nhà trường.
Trường tiểu học Lê Văn Tám (thành phố Tam Kỳ, Quảng Nam), nơi bà Nguyễn Thị Minh Trâm làm Hiệu trưởng đã để xảy ra sai phạm. (Ảnh: Báo Quảng Nam)
Cách đây chưa lâu, ngày 23/12/2016, bà Lê Thị Thu Hà - Hiệu trưởng Trường mầm non Hưng Thắng (huyện Hưng Nguyên, Nghệ An) bị kỷ luật cảnh cáo vì lạm thu các khoản trái quy định, được chuyển lên công tác tại phòng giáo dục huyện Hưng Nguyên.
Ngày 10/2/2017, trên Báo Điện tử Giáo dục Việt Nam đưa tin cơ quan chức năng thành phố Tam Kỳ (Quảng Nam) đã thi hành quyết định kỷ luật đối với bà Nguyễn Thị Minh Trâm - Hiệu trưởng Trường Tiểu học Lê Văn Tám (Tam Kỳ) - người đã bớt xén tiền ăn trưa của giáo viên bán trú, đưa nhân viên nhà bếp bỏ phiếu tín nhiệm Ban Giám hiệu, nhờ giáo viên đứng lớp, dạy giúp mình trong một thời gian dài nhưng vẫn nhận tiền hưởng phụ cấp... về làm chuyên viên tại Phòng Giáo dục Tam Kỳ.
Ngoài chuyện điều các Hiệu trưởng sai phạm về công tác tại các Phòng Giáo dục thì chuyện Hiệu trưởng sau khi sai phạm lại được điều chuyển đi đảm nhận chức vụ Hiệu trưởng ở đơn vị khác cũng được các cơ quan chức năng áp dụng.
Ngày 5/1/2017, bà Võ Thị Thu Hương, Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 1 Khe Sanh (Hướng Hóa, Quảng Trị) bị điều chuyển vào làm Hiệu trưởng tại Trường Tiểu học xã Húc.
Lí do bị điều chuyển của bà Hương là vào đầu năm học 2016-2017, với vị trí Hiệu trưởng Trường Tiểu học số 1 Khe Sanh, bà Hương đã cho các giáo viên chủ nhiệm triển khai các khoản thu đầu năm sai quy định.
Trong đó, có 10 khoản thu “tự nguyện” như tiền trang trí lớp học (80 ngàn đồng), tiền vệ sinh lớp (60 ngàn đồng), tiền thuê lao động vệ sinh, bảo vệ (120 ngàn đồng)…
Tổng số tiền mỗi phụ huynh phải đóng cho 10 khoản “tự nguyện” này là 752 ngàn đồng.
Và, cũng tại trường này, năm học 2015-2016 triển khai thu nhiều khoản tiền “tự nguyện” của học sinh không đúng quy định và đã bị phụ huynh phản ứng.
Sau đó, UBND huyện Hướng Hóa buộc trường phải trả lại gần 500 triệu đồng tiền thu không đúng quy định cho phụ huynh.
Một số khoản thu đã được xác định là sai trong năm học trước thì năm học này lại được nhà trường tiếp tục triển khai thu. Điệp khúc thu sai - bị phát hiện - trả lại cho phụ huynh đã được nhiều Hiệu trưởng áp dụng thành công.
Trong Nghị định 34/2011/NĐ-CP quy định về xử lý kỷ luật đối với công chức-viên chức đã quy định rõ về các mức kỷ luật:
Đối với công chức không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý áp dụng các hình thức sau: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Buộc thôi việc;
Đối với công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý áp dụng các hình thức: Khiển trách; Cảnh cáo; Hạ bậc lương; Giáng chức; Cách chức; Buộc thôi việc.
Như vậy, so với những người không giữ chức vụ lãnh đạo thì những người giữ chức vụ lãnh đạo thêm 2 mức kỷ luật.
Nhìn vào các hình thức kỷ luật vừa qua thì phần lớn các Hiệu trưởng khi vi phạm được các cơ quan chức năng áp dụng ở mức 1 đến mức 3. Rất hiếm áp dụng 3 mức kỷ luật cao nhất.
Vì thế, ta thấy tình trạng các Hiệu trưởng vi phạm trong quản lí tài chính ngày càng xuất hiện nhiều trên các mặt báo.
Chuyện lạm thu và ăn bớt, ăn xén tiền của giáo viên và học sinh xảy ra khá phổ biến ở các địa phương, khi bị dư luận và các cơ quan chức năng vào cuộc thì xin rút kinh nghiệm và trả lại tiền là chiêu bài được các Hiệu trưởng sai phạm áp dụng khá nhiều.
Lạm thu thường xảy ra ở các trường mà Hiệu trưởng không đàng hoàng. TRanh minh họa trên tờ Kiến Thức
Vậy, nếu không bị phát hiện thì đương nhiên số tiền đó vào túi Hiệu trưởng. Và, cứ như một điệp khúc “đến hẹn lại lên” mỗi khi vào đầu năm học thì chuyện lạm thu lại được nói rất nhiều nhưng rồi mọi chuyện lại cũng đâu vào đấy cả.
Chuyện “rút kinh nghiệm” hay nhận lỗi do “thiếu kinh nghiệm” quản lí chúng ta đã được nghe nhiều và chắc chắn nó sẽ còn tiếp tục được lặp lại trong những năm tới.
Nếu, các cơ quan chức năng không có những hình thức kỷ luật mang tính răn đe.
Hiện nay, các đơn vị trường học quản lí theo cơ chế Thủ trưởng nên các Hiệu trưởng nhà trường có một quyền lực rất lớn. Họ làm việc không phải thông qua các thành viên khác trong nhà trường.
Vì thế, chuyện mua sắm cái gì, chi cái gì, tuyển dụng ai là quyền của họ. Nhất là trong những năm gần đây, khi mà có càng nhiều sinh viên ra trường không có việc làm là nhiều lãnh đạo nhà trường có “cơ hội” để được cùng tuyển dụng với các cơ quan chức năng.
Hay, mỗi năm có một lần xét thuyên chuyển giáo viên cũng vậy, muốn đến trường nào thì việc đầu tiên là giáo viên đó phải “gặp gỡ” Hiệu trưởng mà trường mình xin đến trước.
Những “đặc ân” như thế đang khiến nhiều Hiệu trưởng lún sâu vào ma lực đồng tiền mà dư luận đã chứng kiến một số vụ “bị” phát hiện trong thời gian qua.
Một thực tế trong cuộc sống là càng làm lãnh đạo thì mối quan hệ với cấp trên càng lớn, vì thế những vi phạm trong công tác nhiều khi đã được che đi rất nhiều.
Từ vi phạm lớn thành vi phạm nhỏ, từ vi phạm nhỏ thành chuyện… nghiêm túc rút kinh nghiệm đã đang làm xói mòn niềm tin của xã hội.
Môi trường giáo dục là một môi trường mang tính “đặc thù” bởi ở đó là nơi đào tạo những con người cho xã hội.
Những Hiệu trưởng đang lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để trục lợi đang làm xấu đi hình ảnh của môi trường giáo dục.
Thiết nghĩ, những con người như thế cần phải có những hình thức xử lí thích đáng. Nếu không, chúng ta sẽ còn phải chứng kiến nhiều những Hiệu trưởng sai phạm, bị kỷ luật được điều chuyển về… Phòng Giáo dục như hiện nay!
Tác giả bài viết: Nguyễn Cao
Nguồn tin: