Thiếu giáo viên, có nên hạ tiêu chí tuyển dụng?
Thiếu giáo viên nhưng không được tuyển dụng, hoặc không có nguồn tuyển là vấn đề nóng mà nhiều địa phương đề cập tại các hội nghị của ngành Giáo dục và Đào tạo thời gian vừa qua.
Thiếu giáo viên, có nên hạ tiêu chí tuyển dụng?
Thiếu giáo viên nhưng không được tuyển dụng, hoặc không có nguồn tuyển là vấn đề nóng mà nhiều địa phương đề cập tại các hội nghị của ngành Giáo dục và Đào tạo thời gian vừa qua.
Vào học hơn 1 tháng song gần 2.000 học sinh khối lớp 3 ở huyện miền núi huyện Hương Khê (Hà Tĩnh) chưa được học môn tiếng Anh theo chương trình của Bộ GD&ĐT vì không đủ giáo viên.
Phụ huynh của gần 2.000 học sinh lớp 3 tại huyện “rốn lũ” Hương Khê (Hà Tĩnh) đang như ngồi trên đống lửa. Họ bức xúc, than vãn trên mạng xã hội vì con họ có nguy cơ không được học môn Tiếng Anh. Nguyên nhân được xác định là thiếu giáo viên biên chế?
Hơn 2.000 trẻ 3 tuổi ở huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh không được đến lớp do thiếu giáo viên, mặc dù thừa nhiều phòng học. Đây là thực trạng chung của nhiều trường mầm non ở tỉnh này.
Năm học nào cũng vậy, vấn đề thiếu giáo viên, đặc biệt là giáo viên mầm non lại trở thành nỗi lo của ngành Giáo dục Hà Tĩnh.
Ngày 6.8, Bộ GD-ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến tổng kết năm học 2018 - 2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019 - 2020. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam, Bộ trưởng GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ điều hành hội nghị. Tại hội nghị, vấn đề giáo viên, quy hoạch mạng lưới trường lớp lại tiếp tục là điểm nóng.
Giám đốc Sở GD-ĐT Kiên Giang cho hay ngành giáo dục của tỉnh này ngày càng khó khăn do thiếu hơn 800 giáo viên nhưng UBND tỉnh chỉ đạo không được ký hợp đồng.
Nhiều điểm trường mầm non tại Quảng Ngãi được đầu tư tiền tỷ xây dựng khá khang trang, nhưng rồi đóng cửa im ỉm.
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Bộ GD&ĐT sẽ có hướng dẫn cụ thể về việc lựa chọn môn học, không để xảy ra tình trạng một số môn có quá nhiều hoặc không học sinh nào lựa chọn.
Do không được bổ sung biên chế, nhiều trường học tại nhiều huyện, thị của tỉnh Hà Tĩnh hiện thiếu giáo viên trầm trọng. Để đảm bảo việc dạy học, nhiều trường học hiện đang phải tiến hành nhập lớp, thậm chí nhiều trường còn vận động cả giáo viên về hưu quay lại giảng dạy.
Từ trước thềm năm học mới, TPHCM đã tích cực tuyển dụng giáo viên, đây cũng là năm đầu tiên thành phố tuyển giáo viên không cần hộ khẩu một cách chính thống nhưng đến nay vẫn thiếu.
Dạy học 2 buổi/ngày là một tiêu chí quan trọng đối với các trường chuẩn quốc gia ở bậc tiểu học. Nhưng, ở Nghệ An, năm học này, nhiều trường học trên địa bàn tỉnh buộc phải cắt giảm số tiết hoặc nguy cơ xóa bỏ 2 buổi học/ngày do thiếu giáo viên và không có kinh phí để chi trả giáo viên dạy thêm giờ.
Các trường học ở 43 tỉnh/thành hiện nay đang thiếu gần 76.000 giáo viên, đặc biệt khối mầm non thiếu đến hơn 40.000 người.
Năm học mới, lại rộ lên chuyện hàng trăm giáo viên ở nơi này nơi kia đứng trước nguy cơ mất việc, hàng nghìn cử nhân sư phạm ra trường không có việc làm... nhưng trên thực tế nhiều địa phương đang 'cầu cứu' Chính phủ vì thiếu giáo viên mà không được tuyển.
Sau khi cắt giảm số hợp đồng lao động theo chủ trương chung, nhiều huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi rơi vào tình trạng thiếu giáo viên đứng lớp. Đây là nỗi lo của ngành Giáo dục tỉnh này trong năm học mới 2018 - 2019.
Thời gian gần đây, tại các địa phương đã bộc lộ nhiều bất cập trong vấn đề thừa, thiếu giáo viên các trường công lập.
Tỉnh Hà Tĩnh vẫn còn dôi dư hơn 800 giáo viên (GV) nhưng lại thiếu trầm trọng ở các đơn vị. Bài toán giải quyết con số dôi dư ở bậc THCS, THPT vẫn còn “ì ạch”, trong khi đó nơi thiếu vẫn không thể bổ sung vào?
Theo thống kê của Sở GD&ĐT Thanh Hóa, năm học 2017 - 2018, ngành giáo dục tỉnh này còn thiếu 258 giáo viên dạy tiếng Anh cấp Tiểu học.
Mặc dù vẫn đứng lớp, nhưng gần 100 giáo viên giáo viên hợp đồng tại TX. Gia Nghĩa (tỉnh Đắk Nông) lại không được nhận lương trong nhiều tháng nay. Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Nông cho biết, sẽ làm đề án thuyết minh cụ thể với Chính phủ để giải quyết khó khăn tồn tại này.