Về công tác cán bộ, đương nhiên người được chọn phải đáp ứng tiêu chuẩn chung. Tuy nhiên, nhân sự Chủ tịch Hà Nội nên “đặc biệt” hơn một chút.
Về công tác cán bộ, đương nhiên người được chọn phải đáp ứng tiêu chuẩn chung. Tuy nhiên, nhân sự Chủ tịch Hà Nội nên “đặc biệt” hơn một chút.
Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung nộp toàn bộ số tiền 25 tỷ đồng khắc phục hậu quả để được giảm án. Trước ông Chung, có quan chức "nhúng chàm" nhờ nộp lại tiền mà thoát án tử hình.
Ông Nguyễn Đức Chung cho rằng, tòa án cấp sơ thẩm tuyên ông về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” là không đúng nên làm đơn kháng cáo.
Tại đơn giải trình dài 106 trang viết tay gửi TAND cấp cao, cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng, cơ quan tố tụng 'gắn' việc mua bán Redoxy-3C của bị cáo Nguyễn Trường Giang với Nguyễn Đức Hạnh (con trai ông Chung) là sai pháp luật.
Theo tin từ TAND cấp cao tại Hà Nội, ngày 20/6, cơ quan này sẽ mở phiên toà hình sự phúc thẩm xem xét đơn kháng cáo kêu oan của cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung trong vụ mua chế phẩm Redoxy - 3C của Cộng hòa Liên bang Đức.
Tôi rất mong muốn HĐXX sẽ bổ sung những nội dung phát sinh mới tại tòa để xem xét, đánh giá khách quan, toàn diện, cho chúng tôi được hưởng chính sách nhân văn, khoan hồng của pháp luật” - bị cáo Nguyễn Đức Chung trình bày.
"Tại thời điểm này, bị cáo Chung là người vướng hết vụ án nọ, vụ án kia nhưng hãy nhớ rằng, năm 2016, bị cáo Nguyễn Đức Chung ở TP Hà Nội này như là một cậu trời", bị cáo Tứ nói.
Vào dịp Tết năm 2017, ông chủ Nhật Cường đến phòng làm việc của ông Nguyễn Văn Tứ chúc Tết và biếu 1 chai rượu ngoại cùng 300 triệu đồng để "bôi trơn" dự án.
Ông chủ Nhật Cường gửi email cho bị cáo Nguyễn Đức Chung đề xuất lùi ngày đóng thầu rồi hợp thức hóa hồ sơ năng lực dự thầu để trúng thầu.
Cho rằng mình bị oan trong vụ mua độc quyền chế phẩm Redoxy 3C thông qua Công ty Arktic, ông Nguyễn Đức Chung nguyên chủ tịch UBND TP Hà Nội đã có đơn kháng cáo kêu oan.
Dự kiến ngày 27/12, TAND TP Hà Nội sẽ mở phiên xét xử cựu Chủ tịch Nguyễn Đức Chung cùng 6 bị cáo khác trong vụ án can thiệp trái pháp luật, tạo điều kiện cho Công ty Nhật Cường trúng thầu.
Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị đại diện VKS đề nghị mức án 10 - 12 năm tù, trong khi 2 đồng phạm bị đề nghị mức án 6 - 7 năm tù.
Sáng 10/12, trong phần thủ tục phiên toà hình sự sơ thẩm xét xử cựu Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung bị truy tố về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ” liên quan đến vụ án mua chế phẩm Redoxy 3C, bị cáo Nguyễn Đức Chung đề nghị HĐXX triệu tập ông Nguyễn Thế Hùng (nguyên Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội) và một số nhân viên UBND TP Hà Nội, nhân viên Công ty TNHH MTV Thoát nước Hà Nội.
Cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã có đơn khiếu nại gửi Chánh án TAND TP Hà Nội trước phiên tòa liên quan vụ mua chế phẩm Redoxy-3C vào ngày 10/12 tới đây.
Luật sư Nguyễn Huy Thiệp cho biết, cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung vẫn phải dùng thuốc do gia đình chuyển vào trại giam để trị bệnh, nhưng sức khỏe ổn định trước phiên tòa.
Bùi Quang Huy - tổng giám đốc Công ty Nhật Cường - đã hai lần gửi email cho ông Nguyễn Đức Chung để nhờ can thiệp trái pháp luật vào hoạt động đấu thầu, tạo điều kiện cho đơn vị này trúng thầu và hưởng lợi.
Theo kết luận điều tra, việc chuyển nhượng cổ phần tại Công ty Arktic do ông Nguyễn Đức Chung, nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội chỉ đạo để che giấu hành vi phạm tội cho bản thân. Chính vì thế, hành vi của bà Nguyễn Thị Trúc Chi Hoa (vợ ông Chung) chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Đối với các phi vụ làm ăn, Giám đốc Công ty Arktic là Nguyễn Trường Giang đều báo cáo, xin ý kiến và được Chủ tịch UBND TP Hà Nội thời điểm đó là ông Nguyễn Đức Chung đồng ý trước khi thực hiện. Hầu hết các sản phẩm, mặt hàng bán hoặc dự định nhập về để bán cho các đơn vị thuộc UBND TP Hà Nội, chiếm khoảng 80% - 90% doanh thu của Công ty Arktic.
Sau khi được cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung tạo điều kiện, Cty Arktic (Cty sân sau gia đình ông Chung) đã mang lại lợi nhuận trên 36 tỷ đồng. Số tiền này ông Chung dùng để mua quà tặng, đánh bóng thương hiệu bản thân và mục đích chính trị.
Xác định thiệt hại của vụ án là hơn 36 tỷ đồng, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra lệnh kê biên nhiều tài sản của gia đình ông Nguyễn Đức Chung.
Trong năm 2020, nhiều vụ đại án tham nhũng, kinh tế đã được đưa ra xét xử, nhiều cán bộ chủ chốt, nguyên là lãnh đạo cấp cao vi phạm bị xử lý hình sự.
Viện KSND tối cao vừa ra cáo trạng truy tố 15 bị can trong vụ án buôn lậu xảy ra tại Cty TNHH Nhật Cường (Cty Nhật Cường).
Ban Chấp hành Trung ương đã xem xét, quyết định khai trừ ông Nguyễn Đức Chung ra khỏi Đảng.
Thẩm phán là người tiến hành tố tụng và nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam để xét xử, phán xét hành vi vi phạm pháp luật của các bị cáo
Chủ tọa phiên tòa xét xử cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung và đồng phạm vụ "Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước" giải thích về việc đi xuống bắt tay các bị cáo sau khi kết thúc phiên tòa.
Ngoài giữ chức Chủ tịch HĐTV kiêm Tổng Giám đốc Hà Thành Group, đại gia Phan Huy Lệ còn còn nắm giữ chức vụ Chủ tịch HĐQT tại Công ty CP Thiết bị Vật tư Ngân hàng, Công ty CP Ô tô Vận tải Hà Tây…
Để nắm được thông tin, tài liệu điều tra của vụ án Nhật Cường, ông Nguyễn Đức Chung liên hệ và được cán bộ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế đồng ý cung cấp.
Theo kết luận mới nhất từ cơ quan điều tra, ông Nguyễn Đức Chung (53 tuổi, nguyên Chủ tịch UBND TP Hà Nội) và đồng phạm đang bị đề nghị truy tố về tội Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước theo Điều 337 Bộ luật hình sự (BLHS) năm 2015.
Để nắm bắt thông tin, tài liệu về quá trình điều tra vụ án xảy ra tại Công ty Nhật Cường, cựu Chủ tịch Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã đặt vấn đề với một cán bộ điều tra C03 để trộm tài liệu điều tra.
Bộ Công an đã chuyển kết luận điều tra vụ án đến VKSND Tối cao để truy tố ông Nguyễn Đức Chung cùng 3 đồng phạm khác về tội "Chiếm đoạt tài liệu bí mật nhà nước".