Trong xã hội xưa, trò chơi dân gian chiếm vị trí quan trọng trong không gian vui chơi, giải trí của trẻ nhỏ. Tuy nhiên theo thời gian các trò chơi truyền thống đã bị “lấn át” bởi các games điện tử.
Điều này vô hình trung khiến cho không gian phát triển của trẻ thiếu hài hòa, thiếu kỹ năng. Chính vì vậy, việc đưa trẻ em trở về với những trò chơi truyền thống là góp phần bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể, tạo cho các em môi trường lành mạnh, hữu ích và sự phát triển toàn diện.
Thực tế cho thấy, việc đưa trò chơi dân gian vào trường học mang nhiều ý nghĩa, vừa giúp các em học sinh tăng cường thể chất, phát huy tính đoàn kết, phát triển trí tuệ, rèn luyện khả năng phán đoán. Đặc biệt giúp các em tránh xa các trò chơi thiếu lành mạnh hoặc mang tính bạo lực và các tện nạn xã hội.
Dịp này, trong lễ tổng kết năm học, nhiều trường học trên địa bàn Tương Dương tổ chức các trò chơi này. Đây không chỉ tạo không khí vui tươi, lành mạnh mà còn có ý nghĩa đánh giá công tác rèn luyện thể chất và kỹ năng của học sinh trên khu vực miền núi nhiều khó khăn.
Điều này vô hình trung khiến cho không gian phát triển của trẻ thiếu hài hòa, thiếu kỹ năng. Chính vì vậy, việc đưa trẻ em trở về với những trò chơi truyền thống là góp phần bảo tồn các di sản văn hóa phi vật thể, tạo cho các em môi trường lành mạnh, hữu ích và sự phát triển toàn diện.
Thực tế cho thấy, việc đưa trò chơi dân gian vào trường học mang nhiều ý nghĩa, vừa giúp các em học sinh tăng cường thể chất, phát huy tính đoàn kết, phát triển trí tuệ, rèn luyện khả năng phán đoán. Đặc biệt giúp các em tránh xa các trò chơi thiếu lành mạnh hoặc mang tính bạo lực và các tện nạn xã hội.
Dịp này, trong lễ tổng kết năm học, nhiều trường học trên địa bàn Tương Dương tổ chức các trò chơi này. Đây không chỉ tạo không khí vui tươi, lành mạnh mà còn có ý nghĩa đánh giá công tác rèn luyện thể chất và kỹ năng của học sinh trên khu vực miền núi nhiều khó khăn.
Tác giả: Đình Tuân
Nguồn tin: Báo Nghệ An
Nguồn tin: Báo Nghệ An