“UBND tỉnh đã có công văn đề nghị các bộ NN&PTNT, TN&MT hỗ trợ xác định nguyên nhân tôm hùm chết hàng loạt tại vịnh Xuân Đài, thị xã Sông Cầu. Do tôm hùm bị chết trên diện rộng nên phải lấy mẫu ở nhiều điểm khác nhau. Nhiều cơ quan cùng lấy mẫu kiểm định để đối chiếu, so sánh kết quả. Lúc đó mới có kết luận khách quan, chính xác nhất về nguyên nhân tôm hùm chết”. Ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, cho biết như vậy tại cuộc họp báo về tình hình tôm hùm nuôi chết hàng loạt tại thị xã Sông Cầu ngày 2-6.
Hệ thống xử lý nước thải bị hỏng từ tháng 3-2017
Theo ông Thế, do người dân cho rằng Nhà máy chế biến thủy hải sản Nguyễn Hưng (gọi tắt là Nhà máy Nguyễn Hưng) xả nước thải chưa xử lý ra môi trường là nguyên nhân trực tiếp làm tôm chết hàng loạt nên UBND tỉnh đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành công tác bảo vệ môi trường của nhà máy này.
“Hiện nay nhiều cơ quan đã lấy mẫu nhiều nơi khác nhau để kiểm định, trong đó có khu vực Nhà máy Nguyễn Hưng cùng các nguồn xả thải khác. Không chỉ các cơ quan chuyên môn lấy mẫu, chúng tôi còn để người dân lấy mẫu độc lập để các cơ quan trung ương xét nghiệm nhằm khoa học, chính xác, khách quan hơn” - ông Thế nói.
Ông Phạm Kiên, Chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu, cho biết từ ngày 27-5 đến nay, nhiều người dân bức xúc tập trung tại Nhà máy Nguyễn Hưng, cho rằng nhà máy này xả thải chưa qua xử lý ra môi trường làm tôm chết. “Chính quyền đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại với người dân, chia sẻ với bà con vì thiệt hại quá lớn. Chúng tôi vận động bà con bình tĩnh, hết sức kiềm chế để chờ kết quả kiểm nghiệm của các cơ quan chuyên môn, tránh những hành động quá khích có thể dẫn đến vi phạm pháp luật. Trong thời gian này, chính quyền tập trung trợ giúp người dân di dời lồng nuôi tôm hùm, tìm biện pháp hỗ trợ bà con sớm khôi phục sản xuất” - ông Kiên thông tin.
Theo bà Lê Đào An Xuân, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Phú Yên, kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng cho thấy từ cuối tháng 3-2017 hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy Nguyễn Hưng bị hỏng. “Chúng tôi phát hiện doanh nghiệp (DN) này đã tự thay đổi hệ thống xử lý nhưng chưa thông báo và không được sự chấp thuận của cơ quan chức năng. Cụ thể là thay vì xử lý tại chỗ, Nhà máy Nguyễn Hưng chuyển nước thải đến xử lý tại một cơ sở khác nhưng không báo cáo cơ quan chức năng.
Trong khi đó theo quy định, bất cứ sự thay đổi nào về môi trường, xử lý nước thải thì DN phải báo cáo cho cơ quan nhà nước. Theo phân cấp, việc giám sát trực tiếp, kiểm tra định kỳ về môi trường đối với Nhà máy Nguyễn Hưng thuộc trách nhiệm của UBND thị xã Sông Cầu vì đây là cơ quan đã xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường cho DN này” - bà Xuân nói. Cũng theo bà phó giám đốc Sở TN&MT, hai ống xả nước thải của Nhà máy Nguyễn Hưng mà người dân cho rằng đã xả thải ra môi trường là ống xả nước thải đã qua xử lý.
Trong đó, một ống được Sở TN&MT cấp phép xả thải, ống còn lại là xả dự phòng. Ông Trần Hữu Thế nói: “Hiện nay vẫn chưa xác định được là nguồn nào là nguồn chính gây ô nhiễm môi trường nước vùng nuôi thủy sản, chưa kết luận nguyên nhân chính khiến tôm hùm chết. Vì vậy, chúng tôi cũng chưa quy kết trách nhiệm ai là thủ phạm”.
Không kịp trở tay
Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên, thừa nhận vùng nuôi tôm hùm ở vịnh Xuân Đài không có quy hoạch vùng nước để di chuyển lồng bè khi có sự cố. Mặt khác, do người dân nuôi dày đặc nên khi có sự cố thì không thể di chuyển. “Những tôm hùm lớn không di chuyển kịp vì tôm chết rất nhanh. Đúng là trở tay không kịp và rất đáng tiếc!” - ông Phương nói.
Phó giám đốc Sở NN&PTNT dẫn hàng loạt kết quả phân tích, đưa ra kết luận môi trường nước vùng có tôm hùm chết ở vịnh Xuân Đài đã bị ô nhiễm trầm trọng, hàng loạt hàm lượng thành phần, chỉ tiêu đều vượt ngưỡng cho phép trong môi trường nuôi thủy sản. Ông Phương cho hay ngày 2-6 đoàn công tác của Tổng cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT tiếp tục lấy mẫu để xét nghiệm môi trường nước, đồng thời kiểm tra toàn diện vùng nuôi thủy sản trên.
Theo ông Trần Hữu Thế, sau khi tôm hùm chết hàng loạt với thiệt hại rất lớn, nhiều hộ dân sẽ trở thành hộ nghèo, tái nghèo. Do đó UBND tỉnh đã có báo cáo tình hình thiệt hại, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cùng các bộ, ngành trung ương có cơ chế hỗ trợ người nuôi tôm bị thiệt hại. Trước mắt UBND tỉnh đã làm việc, đề nghị các ngân hàng giãn nợ, khoanh nợ, có cơ chế cho vay mới để người dân có điều kiện tái sản xuất.
Thiệt hại hơn 700 tỉ đồng
Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên, cho biết đến nay đã có gần 770.000 con tôm hùm nuôi thương phẩm chuẩn bị thu hoạch tại vịnh Xuân Đài bị chết, tổng thiệt hại hơn 700 tỉ đồng. Trong đó phường Xuân Yên có 275 hộ bị thiệt hại với 301.500 con, xã Xuân Phương có 227 hộ bị thiệt hại với 467.700 con. Trong số các hộ bị thiệt hại có đến 70%-80% hộ bị mất trắng, còn lại đều trên 50%. Theo ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, đây là đợt tôm hùm chết với số lượng nhiều nhất, thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay ở vùng nuôi tôm hùm trọng điểm của tỉnh Phú Yên.
Hệ thống xử lý nước thải bị hỏng từ tháng 3-2017
Theo ông Thế, do người dân cho rằng Nhà máy chế biến thủy hải sản Nguyễn Hưng (gọi tắt là Nhà máy Nguyễn Hưng) xả nước thải chưa xử lý ra môi trường là nguyên nhân trực tiếp làm tôm chết hàng loạt nên UBND tỉnh đã thành lập đoàn kiểm tra liên ngành công tác bảo vệ môi trường của nhà máy này.
“Hiện nay nhiều cơ quan đã lấy mẫu nhiều nơi khác nhau để kiểm định, trong đó có khu vực Nhà máy Nguyễn Hưng cùng các nguồn xả thải khác. Không chỉ các cơ quan chuyên môn lấy mẫu, chúng tôi còn để người dân lấy mẫu độc lập để các cơ quan trung ương xét nghiệm nhằm khoa học, chính xác, khách quan hơn” - ông Thế nói.
Ông Phạm Kiên, Chủ tịch UBND thị xã Sông Cầu, cho biết từ ngày 27-5 đến nay, nhiều người dân bức xúc tập trung tại Nhà máy Nguyễn Hưng, cho rằng nhà máy này xả thải chưa qua xử lý ra môi trường làm tôm chết. “Chính quyền đã tổ chức nhiều cuộc đối thoại với người dân, chia sẻ với bà con vì thiệt hại quá lớn. Chúng tôi vận động bà con bình tĩnh, hết sức kiềm chế để chờ kết quả kiểm nghiệm của các cơ quan chuyên môn, tránh những hành động quá khích có thể dẫn đến vi phạm pháp luật. Trong thời gian này, chính quyền tập trung trợ giúp người dân di dời lồng nuôi tôm hùm, tìm biện pháp hỗ trợ bà con sớm khôi phục sản xuất” - ông Kiên thông tin.
Theo bà Lê Đào An Xuân, Phó Giám đốc Sở TN&MT tỉnh Phú Yên, kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng cho thấy từ cuối tháng 3-2017 hệ thống xử lý nước thải của Nhà máy Nguyễn Hưng bị hỏng. “Chúng tôi phát hiện doanh nghiệp (DN) này đã tự thay đổi hệ thống xử lý nhưng chưa thông báo và không được sự chấp thuận của cơ quan chức năng. Cụ thể là thay vì xử lý tại chỗ, Nhà máy Nguyễn Hưng chuyển nước thải đến xử lý tại một cơ sở khác nhưng không báo cáo cơ quan chức năng.
Trong khi đó theo quy định, bất cứ sự thay đổi nào về môi trường, xử lý nước thải thì DN phải báo cáo cho cơ quan nhà nước. Theo phân cấp, việc giám sát trực tiếp, kiểm tra định kỳ về môi trường đối với Nhà máy Nguyễn Hưng thuộc trách nhiệm của UBND thị xã Sông Cầu vì đây là cơ quan đã xác nhận bản cam kết bảo vệ môi trường cho DN này” - bà Xuân nói. Cũng theo bà phó giám đốc Sở TN&MT, hai ống xả nước thải của Nhà máy Nguyễn Hưng mà người dân cho rằng đã xả thải ra môi trường là ống xả nước thải đã qua xử lý.
Trong đó, một ống được Sở TN&MT cấp phép xả thải, ống còn lại là xả dự phòng. Ông Trần Hữu Thế nói: “Hiện nay vẫn chưa xác định được là nguồn nào là nguồn chính gây ô nhiễm môi trường nước vùng nuôi thủy sản, chưa kết luận nguyên nhân chính khiến tôm hùm chết. Vì vậy, chúng tôi cũng chưa quy kết trách nhiệm ai là thủ phạm”.
Không kịp trở tay
Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên, thừa nhận vùng nuôi tôm hùm ở vịnh Xuân Đài không có quy hoạch vùng nước để di chuyển lồng bè khi có sự cố. Mặt khác, do người dân nuôi dày đặc nên khi có sự cố thì không thể di chuyển. “Những tôm hùm lớn không di chuyển kịp vì tôm chết rất nhanh. Đúng là trở tay không kịp và rất đáng tiếc!” - ông Phương nói.
Phó giám đốc Sở NN&PTNT dẫn hàng loạt kết quả phân tích, đưa ra kết luận môi trường nước vùng có tôm hùm chết ở vịnh Xuân Đài đã bị ô nhiễm trầm trọng, hàng loạt hàm lượng thành phần, chỉ tiêu đều vượt ngưỡng cho phép trong môi trường nuôi thủy sản. Ông Phương cho hay ngày 2-6 đoàn công tác của Tổng cục Thủy sản - Bộ NN&PTNT tiếp tục lấy mẫu để xét nghiệm môi trường nước, đồng thời kiểm tra toàn diện vùng nuôi thủy sản trên.
Theo ông Trần Hữu Thế, sau khi tôm hùm chết hàng loạt với thiệt hại rất lớn, nhiều hộ dân sẽ trở thành hộ nghèo, tái nghèo. Do đó UBND tỉnh đã có báo cáo tình hình thiệt hại, kiến nghị Thủ tướng Chính phủ cùng các bộ, ngành trung ương có cơ chế hỗ trợ người nuôi tôm bị thiệt hại. Trước mắt UBND tỉnh đã làm việc, đề nghị các ngân hàng giãn nợ, khoanh nợ, có cơ chế cho vay mới để người dân có điều kiện tái sản xuất.
Thiệt hại hơn 700 tỉ đồng
Ông Nguyễn Tri Phương, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Phú Yên, cho biết đến nay đã có gần 770.000 con tôm hùm nuôi thương phẩm chuẩn bị thu hoạch tại vịnh Xuân Đài bị chết, tổng thiệt hại hơn 700 tỉ đồng. Trong đó phường Xuân Yên có 275 hộ bị thiệt hại với 301.500 con, xã Xuân Phương có 227 hộ bị thiệt hại với 467.700 con. Trong số các hộ bị thiệt hại có đến 70%-80% hộ bị mất trắng, còn lại đều trên 50%. Theo ông Trần Hữu Thế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phú Yên, đây là đợt tôm hùm chết với số lượng nhiều nhất, thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay ở vùng nuôi tôm hùm trọng điểm của tỉnh Phú Yên.
Tác giả: TẤN LỘC
Nguồn tin: Báo Pháp luật TP HCM
Nguồn tin: Báo Pháp luật TP HCM