Kinh tế

Tuổi thơ cơ cực của những đại gia “chơi ngông” bậc nhất Việt Nam

Trước khi trở nên giàu có, không ít đại gia Việt từng có một tuổi thơ vô cùng nghèo khó và khá cơ cực.

Minh Nhựa (tên thật là Phạm Trần Nhật Minh) được biết đến là đại gia ngành nhựa giàu có bậc nhất Sài thành. Đại gia Minh Nhựa được xem là một trong những người sở hữu bộ sưu tập siêu xe khủng nhất Việt Nam, cả về số lượng và độ chất của những chiếc xe. Ảnh: FBNV

Thế nhưng, ít ai biết, đại gia Minh Nhựa từng tuổi thơ nghèo khó, cô độc. Ảnh: Vietnamnet

Trong tập 2 của talkshow Minh Show, doanh nhân Minh Nhựa cho biết tuổi thơ của anh thiếu thốn cả về vật chất lẫn tình cảm. Ảnh: FBNV

Nam doanh nhân cho biết: "Ba tôi phải đi làm rất xa, mẹ tôi thì đi trực bệnh viện. Tôi cứ thui thủi suốt trong nhà. Khi nào nghỉ hè mới được chơi với hàng xóm hoặc anh em họ". Ảnh: FBNV

Đầu năm 2012, nữ đại gia phố núi Nguyễn Thị Liễu được nhiều người biết đến khi tổ chức đám cưới "khủng" tại Hà Tĩnh cho cậu con trai. Ảnh: Internet

Không chỉ vậy, bà từng gây xôn xao dư luận khi quyết định đập bỏ hoàn toàn căn nhà trị giá hơn 100 tỷ tại Nguyễn Du, Hà Nội để xây mới. Ảnh: Tiền phong

Tuy nhiên, theo lời nữ đại gia phố núi, ngày xưa gia đình bà nghèo lắm. Thấu hiểu cái nghèo, từ nhỏ, bà đã đam mê kinh doanh và ước mơ giúp bố mẹ thoát khỏi cảnh nghèo. Ảnh: Vietnamnet

Từ năm 11 tuổi, bà Liễu đã tự kiếm tiền. Nửa buổi đi học, nửa buổi bà đi bán hàng, chắt chiu từng đồng gửi mẹ. 16 tuổi, bà vào Sài Gòn học cắt may ở một xưởng may của chú. Ảnh: Internet

Đại gia Lê Ân từng tuyên bố, công việc kinh doanh của ông khá thuận lợi với số vốn lên tới hàng nghìn tỷ đồng. Ông cũng khiến cộng đồng mạng xôn xao chi gàn 6 tỷ đồng để mua chiếc giường thuộc loại đắt nhất thế giới. Ảnh: Vietnamnet

Không nhiều người biết, trước khi sở hữu khối tài sản đồ sộ, đại gia Lê Ân từng có một tuổi thơ nghèo khó, túng thiếu. Biến cố đầu tiên của cuộc đời ông xuất hiện khi ông bỏ nhà đào thoát vào thị xã An Lộc, tỉnh Bình Long (nay là Bình Phước) để trốn quân dịch dưới chế độ Ngô Đình Diệm. Đó là vào năm 1958. Ảnh: Vietnamnet

Trốn vào An Lộc, ông mưu sinh bằng cách mướn một chiếc máy may hiệu Singer đã cũ, loại máy sử dụng bàn đạp bằng chân, rồi đặt trên vỉa hè trước một trại lính. Ảnh: Người lao động

Hơn năm sau, ông có đủ tiền mua lại cái máy may đã mướn. Đồng thời, mua thêm 2 cái máy may khác rồi thuê thợ làm thêm cho mình. Ảnh: Petrotimes

Tác giả: Hoàng Minh

Nguồn tin: trithuccuocsong.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP