Pháp luật

“TP Vinh: Tranh chấp hợp đồng xây dựng về thanh quyết toán” – Tòa án nhân dân tối cao đề nghị hủy án xét xử lại

Tạp chí Quê Hương Ngày Nay số 72-73/2016 đăng bài “Tp Vinh: tranh chấp hợp đồng xây dựng về thanh quyết toán, tòa sơ thẩm tuyên có thuyết phục” nói về những nội dung chưa thuyết phục của bản án sơ thẩm số 04/2016/KDTM-ST trong vụ án tranh chấp hợp đồng xây dựng giữa nhà thầu Tổng Công ty 36 (Nguyên đơn) và chủ đầu tư Tổng Công ty Phát triển năng lượng Nghệ An (Bị đơn).

Nhận được kháng nghị của VKSND tỉnh Nghệ An và kháng cáo của bị đơn, Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Nghệ An đã đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm vào ngày 12/09/2016, nhưng tòa phúc thẩm vẫn tiếp tục giữ nguyên y án. Sau khi nghiên cứu, xem xét nội dung bản án phúc thẩm số 14/2016/KDTM-PT, Tạp chí Quê Hương Ngày Nay số 75-76/2016 tiếp tục có bài: “Tp Vinh: Tranh chấp hợp đồng xây dựng về thanh quyết toán: có hay không việc tạo điều kiện cho nhà thầu?”.

Nhận được kháng cáo của bị đơn và nghiên cứu hồ sơ vụ án TAND tối cao đã ra quyết định hủy 2 bản án phúc thẩm và sơ thẩm để xét xử sơ thẩm lại, đồng thời tạm đình chỉ thi hành bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Nghệ An đến khi có quyết định giám đốc thẩm của TAND cấp cao tại Hà Nội.

Những bản án chưa có sức thuyết phục

Sau khi xem xét hồ sơ vụ án, Phó chánh TAND tối cao ông Bùi Ngọc Hòa đã ký bản kháng nghị giám đốc thẩm số 34/2016/KN- KDTM đề nghị hủy 2 bản án phúc thẩm và sơ thẩm trong vụ án tranh chấp hợp đồng xây dựng công trình thủy điện Nậm Mô giữa nguyên đơn là Tổng Công ty 36 (nhà thầu) và bị đơn là Công ty CP Tổng Công ty Phát triển năng lượng Nghệ An (chủ đầu tư). Bản kháng nghị khẳng định: “Nhà thầu đã hoàn thành việc thi công toàn bộ công trình theo quy định trong 2 hợp đồng số 01 và số 17. Hai bên đã nghiệm thu khối lượng theo từng đợt, nhà thầu đã thi công chậm hơn so với tiến độ đề ra nhưng đã đưa vào sử dụng từ ngày 31/3/2013. Tòa phúc thẩm và sơ thẩm chấp nhận đề nghị khởi kiện của

Tổng Công ty 36 về thanh quyết toán hợp đồng là có căn cứ theo quy định tại điểm c khoản 1 điều 76 Bộ Luật xây dựng. Tuy nhiên, tòa án các cấp chấp nhận các yêu cầu khởi kiện về bù giá nhân công và bù giá nhiên liệu, tiền lãi do chậm thanh toán là không đúng”.

ề việc bù giá nhân công, TAND tối cao đã chỉ ra những sai sót của TAND các cấp trong việc áp dụng các Nghị định của Chính phủ về giá nhân công đã được ban hành, cụ thể: Nghị định số 97/2009 NĐ-CP ngày 30/10/2009, Nghị định số 108/2010/NĐ-CP ngày 29/10/2010, số 70/2011/NĐ-CP ngày 22/8/2011, số 103/2012 ngày 04/12/2012… của Chính phủ quy định về mức lương tối thiểu vùng thì công ty TNHH một thành viên do nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ chỉ được áp dụng mức lương tối thiểu vùng trong trường hợp công ty có thuê mướn người lao động làm công việc đơn giản nhất trong điều kiện lao động bình thường ở công ty này.

Trong khi đó Công ty Phát triển năng lượng Nghệ An nhiều lần yêu cầu Tổng Công ty 36 cũng như tòa án yêu cầu giám định để xác định đơn giá nhân công nhưng tòa án không xem xét yêu cầu này để làm rõ Tổng Công ty 36 có thuê mướn người lao động thi công công trình thủy điện Nậm Mô hay không? Thuê làm việc gì? Có phù hợp với tình hình thực tế địa phương hay không?

Nếu trong trường hợp Tổng Công ty 36 chứng minh được việc có thuê mướn người lao động thì phải căn cứ cụ thể vào việc đã làm, việc thanh toán cho người lao động để tính toán lại đơn giá nhân công cho phù hợp, nếu không có tài liệu nào khác để chứng minh thì phải áp dụng theo mức lương tối thiểu chung theo quy định tại Nghị định 28/2009/NĐ-CP ngày 25/3/2010 và hệ số thang, bảng lương, phụ cấp theo quy định tại Nghị định 205/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ.

Tòa án các cấp chưa làm rõ các vấn đề nêu trên mà đã đưa ra phán quyết là chưa đủ căn cứ, không đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của các bên đương sự. Về việc bù giá nhiên liệu, tòa án cần cho các bên đối chất, so sánh sổ sách, nhật ký công trình để xác định Công ty 36 có sử dụng đúng vật liệu như đề xuất quyết toán với Công ty Phát triển ăng lượng Nghệ An hay không? Từ đó mới có căn cứ để tính giá trị quyết toán của hợp đồng được chính xác. Tòa án các cấp chưa làm rõ vấn đề này mà đã chấp nhận yêu cầu của tổng công ty 36 là chưa đủ căn cứ.

Qua những căn cứ mà TAND tối cao đưa ra chúng ta có thể khẳng định rằng TAND TP Vinh và TAND tỉnh Nghệ An đã xét xử vụ án một cách chủ quan, đưa ra những phán quyết “vội vàng” và thiếu thuyết phục. Một câu hỏi đặt ra là tại sao những số liệu, bằng chứng do Tổng Công ty 36 cung cấp mà theo khẳng định của TAND tối cao là chưa có giá trị và thiếu thuyết phục những vẫn được Thẩm phán và HĐXX chấp nhận và đưa vào làm bằng chứng tại tòa?.

Rõ ràng những phán quyết của TAND TP Vinh và TAND tỉnh Nghệ An là không thuyết phục và gây ra nhiều tranh cãi. Cũng dễ hiểu khi mà bị đơn là Tổng Công ty Phát triển năng lượng Nghệ An cảm thấy bất bình và nghi ngờ sự khách quan của những bản án mà tòa các cấp đã tuyên.

Ngày 15/11/2016, TAND tối cao quyết định hủy bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Nghệ An và bản án sơ thẩm của TAND TP Vinh, giao toàn bộ hồ sơ vụ án cho TAND TP Vinh xét xử sơ thẩm lại theo quy định của pháp luật. Đồng thời tạm đình chỉ thi hành bản án phúc thẩm của TAND tỉnh Nghệ An, đến khi có quyết định giám đốc thẩm của TAND cấp cao tại Hà Nội.
20160919165305 a2 1

Cần có sự nhìn nhận khách quan, chân thực về vụ án

“Không chỉ các cơ quan thực thi pháp luật mà cả với các cơ quan truyền thông báo chí cần nhìn nhận, đánh giá vụ án một cách công tâm, khách quan và đúng sự thật” – Đó là chia sẻ của đại diện lãnh đạo Công ty Cổ phần Tổng Công ty Phát triển năng lượng Nghệ An về những thông tin thiếu chính xác của một số cơ quan báo chí trung ương cũng như địa phương trong thời gian qua khi đưa tin về vụ án.

Cụ thể vị lãnh đạo này phân tích, một số tờ báo cho rằng chủ đầu tư là Tổng Công ty Phát triển năng lượng Nghệ An đã cố tình “chây ì” trong việc thanh toán tiền thi công cho nhà thầu là Tổng Công ty 36 là điều hoàn toàn không chính xác. Trong khi công trình chưa được quyết toán, hai bên chưa có biên bản thống nhất về khối lượng, giá trị quyết toán thì lấy căn cứ nào, số liệu nào để chủ đầu tư thanh toán tiền cho nhà thầu.

Vị lãnh đạo này cho biết thêm: “Việc các cơ quan báo chí đưa ra những đánh giá, nhận định một cách chủ quan, thiếu chân thực trong khi chưa tìm hiểu bản chất sự việc đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến uy tín, thương hiệu và việc kinh doanh công ty trong thời gian vừa qua. Chúng tôi mong rằng trong thời gian tới không chỉ các cơ quan thực thi pháp luật mà cả các cơ quan báo chí cần có sự nhìn nhận khách quan, viết đúng bản chất của sự việc để không gây ảnh hưởng xấu cho doanh nghiệp vì những thông tin sai lệch”.

Kháng nghị của TAND tối cao quyết định hủy 2 bản án sơ thẩm và phúc thẩm vì tòa các cấp trong khi xét xử vụ án đã sử dụng nhiều chứng cứ, số liệu chưa chính xác, chưa có sức thuyết phục và tất nhiên việc chủ đầu tư chưa thanh toán cho nhà thầu khi tiền thi công cho nhà thầu là điều đương nhiên vì số liệu họ đưa ra không có căn cứ pháp lý và chưa được các cơ quan thực thi pháp luật chấp nhận.

Điều này đồng nghĩa với việc các cơ quan báo chí trước đó nhận định chủ đầu tư cố tình “chây ì”, chậm thanh toán tiền cho nhà thầu là thiếu khách quan, thông tin khi chưa có sự kiểm chứng rõ ràng. Điều này đã đi ngược lại tính chân thật của báo chí, vi phạm đạo đức nghề nghiệp và gây ảnh hưởng xấu đến hình ảnh của công ty.

Phó chánh TAND tối cao ông Bùi Ngọc Hòa đã ký bản kháng nghị giám đốc thẩm số 34/2016/KN- KDTM đề nghị hủy 2 bản án phúc thẩm và sơ thẩm trong vụ án tranh chấp hợp đồng xây dựng công trình thủy điện Nậm Mô.
Tác giả: Quốc Cường
Nguồn tin:
Tạp chí Quê hương Ngày nay

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP