Tôi hỏi: “Sao con không méc cô?”. Con mếu máo: “Con có méc cô. Cô bắt bạn phải trả lại đồ cho con. Nhưng khi ra chơi, không có cô, bạn thụi con đau lắm”.
Thật nan giải quá! Lâu nay tôi vẫn dạy con ở nhà không được đánh em, ở lớp không được đánh bạn, có gì con không hài lòng thì méc người lớn để người lớn giải quyết. Nếu vi phạm quy định đó thì con sẽ bị phạt. Ở nhà, chỉ cần con trai phát 1 cái vào mông em (thua anh 2 tuổi) thì tôi sẽ phạt con úp mặt vào tường 5 phút. Thế nên, dần dần cháu tuân thủ quy định.
Nhưng tôi chưa hình dung ra cái cảnh khi không có người lớn mà con mình bị đánh thì cháu phải làm sao. Vẫn còn chưa tìm ra câu trả lời để dạy con thì…
Bữa đó tôi đến đón con hơi trễ so với mọi ngày, đi vào sân trường thì thấy G.H (bạn trai học cùng lớp với con tôi) đang cầm cái cây đuổi theo và đánh vào đầu con tôi rất mạnh. Bé nhà tôi không phản kháng gì mà chỉ ôm đầu kêu đau.
Ông nội của G.H ngồi gần đó, nhìn thấy mọi việc nhưng không phản ứng gì. G.H cũng là bạn hay bắt nạt con tôi nhất từ khi học chung lớp 1 với nhau.
Nhớ lại hình ảnh chịu đựng, sợ hãi, đau đớn của con khi bị bạn cầm cây đánh lên đầu, tôi thực sự hối hận. Hối hận vì mình đã dạy con không biết tự vệ.
Về nhà, tôi hỏi chuyện con rồi nổi nóng: “Sao con không chống cự?” – “Thì mẹ bảo con không được đánh lại bạn cơ mà?”.
Đuối lý, tôi bảo: “Trong những trường hợp không có người lớn kề bên thì con phải đánh lại chứ?”.
Nhưng con tôi sợ hãi: “Con có đánh thì cũng không lại bạn đâu. Con đấm được 1 quả thì bạn đấm con 3 quả. Bạn to, khỏe hơn con mà. Ai mà chống cự thì bạn còn đánh cho nhiều hơn, đau hơn”.
Mẹ tôi (bà ngoại của cháu) cũng bàn ra: “Thằng G.H nó hung hăng như thế, nó mà lên cơn thì nó đánh con mình nhừ tử”.
Nhưng chẳng lẽ cứ để con bị đánh hoài? Tôi dạy con: “Khi bạn đánh thì con phải đánh lại”.
Cháu lo lắng: “Như vậy thành ra đánh nhau à. Cô mà biết thì cả 2 đều bị lên phòng ban giám hiệu. Với lại con yếu hơn bạn làm sao đánh lại bạn?”.
Tôi trấn an con: “Con có nắm đấm sắt, không có gì phải sợ”. Và tôi giải thích: “Nắm đấm của mình để tự vệ, để bạn không bắt nạt mình chứ không phải để gây sự”.
Hơn 2 tuần nay, tôi đã cho con đi học võ để củng cố lý thuyết “nắm đấm sắt” và cũng để con tự tin vào sức khỏe của bản thân mình.
Tôi biết như vậy cũng có thể nguy hiểm (bởi bạn kia rất hung hăng, có thể sẽ đánh con tôi đau hơn). Nhưng chỉ 1 - 2 lần con mình bị đánh đau, còn hơn là để bị đánh suốt.
Thật nan giải quá! Lâu nay tôi vẫn dạy con ở nhà không được đánh em, ở lớp không được đánh bạn, có gì con không hài lòng thì méc người lớn để người lớn giải quyết. Nếu vi phạm quy định đó thì con sẽ bị phạt. Ở nhà, chỉ cần con trai phát 1 cái vào mông em (thua anh 2 tuổi) thì tôi sẽ phạt con úp mặt vào tường 5 phút. Thế nên, dần dần cháu tuân thủ quy định.
Nhưng tôi chưa hình dung ra cái cảnh khi không có người lớn mà con mình bị đánh thì cháu phải làm sao. Vẫn còn chưa tìm ra câu trả lời để dạy con thì…
Bữa đó tôi đến đón con hơi trễ so với mọi ngày, đi vào sân trường thì thấy G.H (bạn trai học cùng lớp với con tôi) đang cầm cái cây đuổi theo và đánh vào đầu con tôi rất mạnh. Bé nhà tôi không phản kháng gì mà chỉ ôm đầu kêu đau.
Ông nội của G.H ngồi gần đó, nhìn thấy mọi việc nhưng không phản ứng gì. G.H cũng là bạn hay bắt nạt con tôi nhất từ khi học chung lớp 1 với nhau.
Nhớ lại hình ảnh chịu đựng, sợ hãi, đau đớn của con khi bị bạn cầm cây đánh lên đầu, tôi thực sự hối hận. Hối hận vì mình đã dạy con không biết tự vệ.
Về nhà, tôi hỏi chuyện con rồi nổi nóng: “Sao con không chống cự?” – “Thì mẹ bảo con không được đánh lại bạn cơ mà?”.
Đuối lý, tôi bảo: “Trong những trường hợp không có người lớn kề bên thì con phải đánh lại chứ?”.
Nhưng con tôi sợ hãi: “Con có đánh thì cũng không lại bạn đâu. Con đấm được 1 quả thì bạn đấm con 3 quả. Bạn to, khỏe hơn con mà. Ai mà chống cự thì bạn còn đánh cho nhiều hơn, đau hơn”.
Mẹ tôi (bà ngoại của cháu) cũng bàn ra: “Thằng G.H nó hung hăng như thế, nó mà lên cơn thì nó đánh con mình nhừ tử”.
Nhưng chẳng lẽ cứ để con bị đánh hoài? Tôi dạy con: “Khi bạn đánh thì con phải đánh lại”.
Cháu lo lắng: “Như vậy thành ra đánh nhau à. Cô mà biết thì cả 2 đều bị lên phòng ban giám hiệu. Với lại con yếu hơn bạn làm sao đánh lại bạn?”.
Tôi trấn an con: “Con có nắm đấm sắt, không có gì phải sợ”. Và tôi giải thích: “Nắm đấm của mình để tự vệ, để bạn không bắt nạt mình chứ không phải để gây sự”.
Hơn 2 tuần nay, tôi đã cho con đi học võ để củng cố lý thuyết “nắm đấm sắt” và cũng để con tự tin vào sức khỏe của bản thân mình.
Tôi biết như vậy cũng có thể nguy hiểm (bởi bạn kia rất hung hăng, có thể sẽ đánh con tôi đau hơn). Nhưng chỉ 1 - 2 lần con mình bị đánh đau, còn hơn là để bị đánh suốt.
Tác giả bài viết: Đồng Thơ (Q.Thủ Đức, TP.HCM)
Nguồn tin: