Đi làm chăm chỉ cả năm, có lẽ ai cũng mong ngày Tết được sum họp cùng gia đình, có lương cao, thưởng nhiều để có thể thoải mái đi chơi, mua sắm. Thế nhưng, đối với giáo viên khi nhắc tới hai từ “thưởng Tết” lại là điều gì đó ngậm ngùi, chua xót.
Bởi lẽ, với những ngành nghề khác, dù khó khăn đến đâu, thì cán bộ và công nhân cũng được nhận “lương tháng 13” gọi là thưởng Tết. Thế nhưng, giáo dục lại là ngành đặc thù và không hề có cái gọi là “lương tháng 13” mà chủ yếu dựa vào sự quan tâm của công đoàn cũng như địa phương, phụ huynh học sinh.
Vì thế, chuyện thưởng Tết là điều gì đó khiến giáo viên rất chạnh lòng mỗi khi được hỏi đến. Một cô giáo tại trường Tiểu học Hồng Lý (Vũ Thư, Thái Bình) chia sẻ: “Thưởng Tết là điều mà giáo viên chúng tôi rất ít khi nhắc tới. Bởi lẽ, trường tôi cũng thuộc một trong những trường nằm trong vùng khó khăn của huyện.
Gần đến Tết, quỹ công đoàn trích ra mua tặng giáo viên cân giò đã là quý lắm rồi. Thực chất, quỹ công đoàn ấy trích ra từ tiền lương mỗi tháng của giáo viên.
Ngoài ra, quỹ phụ huynh trường động viên cho mỗi thầy cô 100 nghìn đồng tùy năm. Sau đó, các giáo viên lại góp tiền lại để mua quà Tết cho học sinh gồm có bánh kẹo và sữa. Lớp tôi chủ nhiệm có 28 học sinh, giáo viên sẽ tặng 28 suất quà.
Ở thành phố lớn tôi không biết thế nào chứ ở những vùng khó khăn như trường tôi, được nhận quà Tết từ các thầy cô, các con hớn hở lắm. Nhìn học sinh vui mừng, phấn khởi, đó là “quà Tết” của chúng tôi rồi”.
Khi phóng viên hỏi: "Chứng kiến những ngành nghề khác nhiều nơi được thưởng Tết hàng chục triệu đồng, cô có suy nghĩ gì?", giáo viên này cho hay: “Tôi cũng không quá quan tâm những chuyện ấy. Tôi chọn và theo nghề này được 23 năm rồi, 23 năm nay vẫn thế nên cũng quen.
Ngân sách nhà nước cấp cho trường làm gì có thưởng Tết. Quỹ lương hoàn toàn không có khoản này nên hơn 20 chục năm trong nghề chưa bao giờ tôi chờ đợi Tết để có thưởng”.
Một giáo viên tại trường THCS Châu Tiến (Quỳ Châu, Nghệ An) chia sẻ: “Đối với tôi, có những học sinh ngoan, học sinh học tốt thế là phần thưởng rồi. Bởi lẽ, ngành giáo dục làm gì có nguồn nào để chi tiền thưởng Tết đâu.
Vì thế, tôi cũng chẳng bao giờ so sánh với những ngành khác làm gì cho thêm chạnh lòng. Thưởng Tết là điều gì đó quá xa xỉ với những người chọn nghề giáo như chúng tôi. Bạn bè người thân có hỏi về thưởng Tết thì cũng nói cho họ hiểu ngành của mình không có nguồn chi thưởng Tết.
Người dân ở đây còn khó khăn nhưng sống tình cảm. Gần Tết, phụ huynh mang cho giáo viên vài cân gạo hay bó lá dong để gói bánh chưng là đã thấy quá ấm áp rồi. Hay những ngày giáp Tết, khi đã được nghỉ học, học sinh kéo tới nhà giáo viên, giúp giáo viên dọn dẹp nhà cửa rồi tíu tít cùng cô nấu một bữa cơm cuối năm. Đó cũng là thưởng Tết của chúng tôi.
Với những giáo viên xa quê còn tủi hơn nhiều, ngày Tết mong được về quê sum vầy cùng gia đình nhưng lương thì “ba cọc ba đồng”, về quê cũng chẳng có tiền nên chọn cách ở lại.
Trường mình có những năm có vài giáo viên xa quê ở lại trường ăn Tết vì ngày Tết đi lại tốn kém. Thú thực, khi nhìn những chuyến xe vun vút qua lại trong sự cười nói, hớn hở của người người về quê ăn Tết, nghĩ tới đồng nghiệp ở lại trường gặm nhấm nỗi cô đơn trong ngày Tết đoàn viên mà sao xót xa quá!”.
Bởi lẽ, với những ngành nghề khác, dù khó khăn đến đâu, thì cán bộ và công nhân cũng được nhận “lương tháng 13” gọi là thưởng Tết. Thế nhưng, giáo dục lại là ngành đặc thù và không hề có cái gọi là “lương tháng 13” mà chủ yếu dựa vào sự quan tâm của công đoàn cũng như địa phương, phụ huynh học sinh.
Vì thế, chuyện thưởng Tết là điều gì đó khiến giáo viên rất chạnh lòng mỗi khi được hỏi đến. Một cô giáo tại trường Tiểu học Hồng Lý (Vũ Thư, Thái Bình) chia sẻ: “Thưởng Tết là điều mà giáo viên chúng tôi rất ít khi nhắc tới. Bởi lẽ, trường tôi cũng thuộc một trong những trường nằm trong vùng khó khăn của huyện.
Gần đến Tết, quỹ công đoàn trích ra mua tặng giáo viên cân giò đã là quý lắm rồi. Thực chất, quỹ công đoàn ấy trích ra từ tiền lương mỗi tháng của giáo viên.
Ngoài ra, quỹ phụ huynh trường động viên cho mỗi thầy cô 100 nghìn đồng tùy năm. Sau đó, các giáo viên lại góp tiền lại để mua quà Tết cho học sinh gồm có bánh kẹo và sữa. Lớp tôi chủ nhiệm có 28 học sinh, giáo viên sẽ tặng 28 suất quà.
Ở thành phố lớn tôi không biết thế nào chứ ở những vùng khó khăn như trường tôi, được nhận quà Tết từ các thầy cô, các con hớn hở lắm. Nhìn học sinh vui mừng, phấn khởi, đó là “quà Tết” của chúng tôi rồi”.
Khi phóng viên hỏi: "Chứng kiến những ngành nghề khác nhiều nơi được thưởng Tết hàng chục triệu đồng, cô có suy nghĩ gì?", giáo viên này cho hay: “Tôi cũng không quá quan tâm những chuyện ấy. Tôi chọn và theo nghề này được 23 năm rồi, 23 năm nay vẫn thế nên cũng quen.
Ngân sách nhà nước cấp cho trường làm gì có thưởng Tết. Quỹ lương hoàn toàn không có khoản này nên hơn 20 chục năm trong nghề chưa bao giờ tôi chờ đợi Tết để có thưởng”.
Một giáo viên tại trường THCS Châu Tiến (Quỳ Châu, Nghệ An) chia sẻ: “Đối với tôi, có những học sinh ngoan, học sinh học tốt thế là phần thưởng rồi. Bởi lẽ, ngành giáo dục làm gì có nguồn nào để chi tiền thưởng Tết đâu.
Vì thế, tôi cũng chẳng bao giờ so sánh với những ngành khác làm gì cho thêm chạnh lòng. Thưởng Tết là điều gì đó quá xa xỉ với những người chọn nghề giáo như chúng tôi. Bạn bè người thân có hỏi về thưởng Tết thì cũng nói cho họ hiểu ngành của mình không có nguồn chi thưởng Tết.
Người dân ở đây còn khó khăn nhưng sống tình cảm. Gần Tết, phụ huynh mang cho giáo viên vài cân gạo hay bó lá dong để gói bánh chưng là đã thấy quá ấm áp rồi. Hay những ngày giáp Tết, khi đã được nghỉ học, học sinh kéo tới nhà giáo viên, giúp giáo viên dọn dẹp nhà cửa rồi tíu tít cùng cô nấu một bữa cơm cuối năm. Đó cũng là thưởng Tết của chúng tôi.
Với những giáo viên xa quê còn tủi hơn nhiều, ngày Tết mong được về quê sum vầy cùng gia đình nhưng lương thì “ba cọc ba đồng”, về quê cũng chẳng có tiền nên chọn cách ở lại.
Trường mình có những năm có vài giáo viên xa quê ở lại trường ăn Tết vì ngày Tết đi lại tốn kém. Thú thực, khi nhìn những chuyến xe vun vút qua lại trong sự cười nói, hớn hở của người người về quê ăn Tết, nghĩ tới đồng nghiệp ở lại trường gặm nhấm nỗi cô đơn trong ngày Tết đoàn viên mà sao xót xa quá!”.
Tác giả bài viết: Hoàng Thanh
Nguồn tin: Infonet
Nguồn tin: Infonet