Dòng iPhone 16 đã chính thức ra mắt và chúng ngay lập tức được quảng cáo rộng rãi. Trong khi đó, chúng ta đang chuẩn bị cho một "siêu phẩm" khác - dòng Galaxy S25 và khi được trình làng, chiếc flagship này cũng sẽ được truyền thông rầm rộ. Nhưng theo các chuyên gia trong ngành, người tiêu dùng không cần mua những smartphone cao cấp này.
Ảnh minh họa. |
Vậy tại sao người dùng không cần mua điện thoại thông minh mới?
Lý do thứ 1: Smartphone không có nâng cấp đáng kể
Với lý do này, hãy lấy 2 "ông trùm" smartphone làm ví dụ. Bởi lẽ, Apple và Samsung nắm giữ 80% thị phần smartphone tại Mỹ.
Ảnh minh họa. |
Mặc dù mỗi năm chúng đều có phiên bản mới nhưng thực chất chỉ là bản nâng cấp nhẹ so với năm trước đó.
Thực tế cho thấy, tốc độ sạc tệ trên iPhone và dung lượng pin trên điện thoại Galaxy không hề thay đổi một chút nào trong 5 thế hệ vừa qua.
Cùng với đó, khả năng nhiếp ảnh của các flagship cũng không được nâng cao triệt để khi cảm biến camera không có nhiều thay đổi. Smartphone cao cấp đều phụ thuộc vào các thuật toán xử lý hậu kỳ.
Lý do thứ 2. Tất cả đều phụ thuộc vào phần mềm
Giờ đây, giới công nghệ đều đang xoay quanh Trí tuệ nhân tạo - AI, học máy và các mô hình ngôn ngữ lớn. Đây là bước tiến lớn tiếp theo trong thế giới điện thoại thông minh và mọi công ty, dù lớn hay nhỏ, đều đang cố gắng đưa công nghệ này vào điện thoại của mình.
Các công ty đều khẳng định những chiếc điện thoại cao cấp mới nhất của mình đều được trang bị hoàn hảo để xử lý các tác vụ LLM và AI này nhờ vào phần cứng mới.
Nhưng trên thực tế, như Samsung đã chứng minh, điện thoại cũ hoàn toàn có khả năng xử lý các tác vụ AI này. Tại sao? Bởi vì tất cả các thủ thuật AI này đều là mô hình đăng ký và các công ty không thể để điện thoại cũ không có mô hình này.
Ảnh minh họa. |
Vì vậy, nếu lo lắng rằng Galaxy S22 của mình đã quá cũ vì không có AI, có lẽ người dùng đã nhầm. Qua thử nghiệm Galaxy S22 của từ các chuyên gia, chúng hầu như không có sự khác biệt về trải nghiệm với các mẫu mới hơn, chẳng hạn như Galaxy S24 , cả về trải nghiệm chung và AI.
Cùng với đó, cảm giác khi sử dụng iPhone 13 mini cũng rất giống với iPhone 15 Plus.
Và với cam kết nâng cấp hệ điều hành trong 7 năm (với dòng Google Pixel 8 và dòng Galaxy S24), người dùng không cần mua điện thoại mới chỉ để nhận được nâng cấp về phần mềm. Ngay cả Apple cũng hỗ trợ iPhone trong 5 năm, dài hơn gấp đôi thời gian người dùng thực sự sử dụng chúng.
Lý do thứ 3. Tất cả đều có thiết kế giống nhau!
Nếu xếp tất cả các mẫu Galaxy và iPhone trong 5 năm qua theo chiều ngược lại và phân biệt sự khác nhau giữa chúng, nhiều fan hâm mộ sẽ phải bối rối.
Nhiều năm qua, các công ty không muốn đi quá xa khỏi ngôn ngữ thiết kế cho một dòng sản phẩm chủ lực nhất định. Đồng thời, triết lý này khiến điện thoại trở nên khá nhàm chán và làm giảm đi sự phấn khích thực sự của một flasghip mới.
Ảnh minh họa. |
Ngày nay, tất cả những gì chúng ta nhận được là màu sắc mới.
4. Người tiêu dùng quá... dễ tính
Rõ ràng, chúng ta đang sống trong thời đại tốt nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, các công ty công nghệ cần phải thức tỉnh. Chúng ta đã quá dễ tính và dễ chấp nhận các flagship từ các "ông trùm" công nghệ.
Ví dụ, nếu năm sau, dòng Galaxy S25 thất bại, Samsung chắc chắn sẽ tạo ra dòng Galaxy S26 đặc sắc hơn.
Điều đáng buồn là phần lớn người dùng và người mua tiềm năng đều tin vào tất cả những tuyên bố "camera Fusion" mới, "AI toàn năng thế hệ tiếp theo", "chip nhanh hơn 20%" và "màn hình mới có độ sáng lên tới hàng nghìn nit". Hầu hết những điều này chỉ là lời quảng cáo thổi phồng và không quá ấn tượng.
Camera Fusion mới thực tế giống hệt camera cũ; các thủ thuật AI hầu như chỉ là chiêu trò quảng cáo; chip nhanh hơn 20% hay không cũng rất khó nhận ra và độ sáng hàng nghìn nit cũng không hề được chú ý khi sử dụng trong thực tế.
Vì vậy, người tiêu dùng hãy xem xét lại mong muốn mua điện thoại mới, tỉnh táo trước những lời quảng cáo và hãy để các công ty tạo ra những sản phẩm xứng đáng với số tiền của bạn!
Tác giả: Trần Vy - Phone Arena
Nguồn tin: nguoiduatin.vn