Cộng đồng mạng

Tại sao dân mạng vẫn luôn bị lừa vì những chuyện kiểu '4 giờ 30 sáng ở Harvard' trên Facebook?

Tất nhiên, dân mạng không phải là đối tượng duy nhất có trách nhiệm với những câu chuyện mang tính lừa đảo kiểu "4 giờ 30 sáng ở Harvard".


Mới đây, thông qua mạng xã hội Facebook ở Việt Nam, người ta liên tục chia sẻ một câu chuyện có tựa đề "4 giờ 30 sáng ở Harvard", kể về sự khổ luyện thành tài của các sinh viên Harvard, rằng các sinh viên ở đây học ngày học đêm, học quên ăn quên ngủ...

Cho tới khi "4 giờ 30 sáng ở Harvard" bị vạch trần, người ta mới ngã ngửa khi biết rằng, đây thực chất là câu chuyện mang tính lừa đảo, được dựng lên bởi một tác giả Trung Quốc - người chưa từng có mặt, cũng như theo học tại Harvard một ngày nào.

Câu hỏi lúc này đặt ra, tại sao dân mạng vẫn luôn bị lừa vì những chuyện kiểu "4 giờ 30 sáng ở Harvard" trên Facebook?

Có nhiều lý do giải thích cho sự "ngây thơ" của dân mạng. Nhưng trước hết, lý do đầu tiên khiến "4 giờ 30 sáng ở Harvard" được lan truyền mạnh mẽ trên Facebook chính là vì dân mạng cũng thích những câu chuyện truyền cảm hứng như vậy.

Theo Tiến sĩ Janet Johnson, hiện đang nghiên cứu chuyên ngành truyền thông tại Đại học Texas, bản chất của những câu chuyện truyền cảm hứng là tạo sự đồng cảm từ người đọc, khiến cảm xúc của người đọc dâng trào, hoặc tiếp thêm niềm tin cho những điều họ nghĩ là đúng.

Còn theo nghiên cứu của tờ Washington Post, có 5 lý do giải thích cho việc dân mạng vẫn luôn bị lừa vì những chuyện kiểu "4 giờ 30 sáng ở Harvard" trên Facebook

1. Dân mạng không thực sự đọc những gì mình đã chia sẻ. Đơn giản vì họ thích là họ chia sẻ, mới đọc lướt qua cũng chia sẻ, thấy bạn bè, người chân xung quanh chia sẻ nhiều cũng chia sẻ.

Vô hình trung, hàng ngàn, hàng vạng người dùng đã tiếp tay cho những thông tin lừa đảo trên Facebook.

2. Dân mạng không bao giờ chịu kiểm chứng thông tin. Bản chất Facebook như một khu chợ "mở", thông tin đúng sự thật có, thông tin sai sự thật có.

Dân mạng đóng vai trò là những người đi chợ, thiếu hiểu biết đồng nghĩa mua phải hàng rởm, hàng kém chất lượng.

3. Dân mạng hành động theo cảm tính. Mạng xã hội là ảo, nhưng cảm xúc luôn là thật. Không chỉ dân mạng, mà bất kì ai cũng luôn hành động theo cảm tính.

Chỉ cần câu chuyện chạm tới cảm xúc của họ, việc được chia sẻ, truyền bá rộng rãi là điều hoàn toàn dễ hiểu.

4. Dân mạng có tâm lý chia sẻ là miễn phí. Vì mỗi động tác like, share trên Facebook đều miễn phí nên dân mạng dần hình thành thói quen thích là like, thích là share, thay vì nghĩ tới những hệ quả sau đó, cũng như trách nhiệm của mình khi truyền bá một câu chuyện.

5. Dân mạng thích thể hiện quyền lực. Với nhiều người, việc chia sẻ một thông tin, câu chuyện trên Facebook là nhằm thể hiện cái tôi, thể hiện quan điểm, cũng như góc nhìn của bản thân. Nói cách khác, Facebook là một cuộc đời thứ hai của dân mạng.

Nhưng dân mạng không phải là đối tượng duy nhất có trách nhiệm với những câu chuyện mang tính lừa đảo kiểu "4 giờ 30 sáng ở Harvard"

Chính Facebook phải chịu trách nhiệm về những câu chuyện mang tính lừa đảo kiểu "4 giờ 30 sáng ở Harvard". Bởi đây không phải là lần đầu tiên, những thông tin sai sự thật, thiếu kiểm như chứng vậy được lan truyền trên mạng xã hội này.

Gần đây nhất, không chỉ người Việt, mà cả người Tây cũng phải "ngã ngửa" vì Facebook. Như câu chuyện bầu cử Tổng thống Mỹ vừa qua là một ví dụ.

Trước bầu cử, dân Mỹ từng kháo nhau rằng, nhân viên FBI liên quan tới vụ điều tra các email của bà Clinton bị rò rỉ được phát hiện đã chết trong một vụ tự sát (chuyện này không xảy ra), hoặc Giáo hoàng Francis ủng hộ tỷ phú Donald Trump (chuyện này không xảy ra).

Tới khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống, dân Mỹ đã quay sang chỉ trích Facebook, buộc mạng xã hội này phải đối mặt với những chất vấn về trách nhiệm của họ tới đâu trong việc phát tán tin giả, và không ngăn chặn tình trạng chia sẻ những tin đồn thất thiệt đó.

Không thể phủ nhận, những câu chuyện trên sẽ hình thành nên một số suy nghĩ, ý kiến. Đó cũng là trường hợp mà mọi người "tiêu hóa" truyền thông từ những nguồn ngoài Facebook.

Sự thật là, riêng Facebook không thể mang lại chiến thắng cho Trump, hay lan truyền những câu chuyện như "4 giờ 30 sáng ở Harvard".

Nhưng các tranh cãi này đã mang lại một điều rõ rệt: Facebook cần giải quyết ngay nạn tin vịt, tin sai sự thật của họ!

Tác giả bài viết: Huyền My

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP