Với 82 phiếu thuận và 13 phiếu chống, Terry Branstad – thống đốc tại nhiệm lâu năm nhất trong lịch sử Mỹ - chính thức trở thành đại diện ngoại giao của chính quyền Tổng thống Donald Trump ở Trung Quốc.
Trong một tuyên bố sau cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện, tân Đại sứ Mỹ bày tỏ mong muốn hợp tác với các quan chức của cả hai nước nhằm mang lại lợi ích song phương cũng như toàn thế giới. Ông cam kết sẽ cố gắng hết sức để mang lại "ảnh hưởng tích cực" cho mối quan hệ Mỹ-Trung.
Terry Branstad cũng cho rằng hai cường quốc thế giới cần tăng cường hợp tác về các vấn đề an ninh chủ chốt, trong đó có phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và an ninh mạng.
Theo hãng tin Reuters, một trong những thách thức vô cùng khó khăn của ông Branstad là thúc ép Trung Quốc theo đuổi chính sách cứng rắn hơn với Triều Tiên.
Terry Branstad là người ủng hộ mối quan hệ thân thiết với Bắc Kinh và đã từng tới Trung Quốc nhiều lần.
Trong buổi điều trần, ông trấn an các nhà lập pháp Mỹ rằng ông sẽ có quan điểm cứng rắn với chính quyền Bắc Kinh về một loạt vấn đề, từ Triều Tiên cho tới những tranh cãi thương mại cho dù ông có nhiều năm hợp tác chặt chẽ với các quan chức Trung Quốc.
Hồi đầu tháng 5, Branstad đã thể hiện lập trường cứng rắn về việc Trung Quốc xây "đảo nhân tạo" trên Biển Đông. Ông tuyên bố "không thể cho phép Trung Quốc sử dụng các đảo nhân tạo của họ để ép buộc các nước láng giềng hay hạn chế tự do đi lại cũng như bay qua vùng trời (trên Biển Đông)".
Branstad khẳng định thêm, các mối quan hệ lâu năm sẽ giúp ông thúc ép Bắc Kinh về các chủ đề phức tạp, đặc biệt là Triều Tiên.
Thời gian qua, Triều Tiên liên tục thử tên lửa giữa lúc căng thẳng trên bán đảo tăng cao. Washington đã cố gắng thuyết phục Bắc Kinh áp các đòn trừng phạt mới lên Bình Nhưỡng để góp phần buộc chính quyền Kim Jong Un phải kiềm chế chương trình hạt nhân và tên lửa.
Việc Branstad "đi sứ" sang Bắc Kinh sẽ chấm dứt sự nghiệp 22 năm làm Thống đốc bang Iowa của ông. Thượng nghị sĩ 70 tuổi này đang phục vụ nhiệm kỳ thứ 6 liên tiếp, với mỗi nhiệm kỳ kéo dài 4 năm. Người sẽ thay thế ông ở Iowa là bà Kim Reynolds.
Trong một tuyên bố sau cuộc bỏ phiếu tại Thượng viện, tân Đại sứ Mỹ bày tỏ mong muốn hợp tác với các quan chức của cả hai nước nhằm mang lại lợi ích song phương cũng như toàn thế giới. Ông cam kết sẽ cố gắng hết sức để mang lại "ảnh hưởng tích cực" cho mối quan hệ Mỹ-Trung.
Terry Branstad cũng cho rằng hai cường quốc thế giới cần tăng cường hợp tác về các vấn đề an ninh chủ chốt, trong đó có phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên và an ninh mạng.
Theo hãng tin Reuters, một trong những thách thức vô cùng khó khăn của ông Branstad là thúc ép Trung Quốc theo đuổi chính sách cứng rắn hơn với Triều Tiên.
Terry Branstad là người ủng hộ mối quan hệ thân thiết với Bắc Kinh và đã từng tới Trung Quốc nhiều lần.
Trong buổi điều trần, ông trấn an các nhà lập pháp Mỹ rằng ông sẽ có quan điểm cứng rắn với chính quyền Bắc Kinh về một loạt vấn đề, từ Triều Tiên cho tới những tranh cãi thương mại cho dù ông có nhiều năm hợp tác chặt chẽ với các quan chức Trung Quốc.
Hồi đầu tháng 5, Branstad đã thể hiện lập trường cứng rắn về việc Trung Quốc xây "đảo nhân tạo" trên Biển Đông. Ông tuyên bố "không thể cho phép Trung Quốc sử dụng các đảo nhân tạo của họ để ép buộc các nước láng giềng hay hạn chế tự do đi lại cũng như bay qua vùng trời (trên Biển Đông)".
Branstad khẳng định thêm, các mối quan hệ lâu năm sẽ giúp ông thúc ép Bắc Kinh về các chủ đề phức tạp, đặc biệt là Triều Tiên.
Thời gian qua, Triều Tiên liên tục thử tên lửa giữa lúc căng thẳng trên bán đảo tăng cao. Washington đã cố gắng thuyết phục Bắc Kinh áp các đòn trừng phạt mới lên Bình Nhưỡng để góp phần buộc chính quyền Kim Jong Un phải kiềm chế chương trình hạt nhân và tên lửa.
Việc Branstad "đi sứ" sang Bắc Kinh sẽ chấm dứt sự nghiệp 22 năm làm Thống đốc bang Iowa của ông. Thượng nghị sĩ 70 tuổi này đang phục vụ nhiệm kỳ thứ 6 liên tiếp, với mỗi nhiệm kỳ kéo dài 4 năm. Người sẽ thay thế ông ở Iowa là bà Kim Reynolds.
Tác giả: Thanh Hảo
Nguồn tin: Báo VietNamNet
Nguồn tin: Báo VietNamNet