Cuộc sống

Sai lầm nghiêm trọng khi đi vệ sinh nhiều người mắc phải

Nhu cầu cá nhân tưởng chừng đơn giản nhưng lại có thể gây nguy hại đối với sức khỏe nếu chúng ta mắc phải những thói quen “chết người”.

Dùng điện thoại khi đi vệ sinh

Nhiều người có thói quen ngồi lâu trong toilet, thậm chí lên đến hàng giờ để xem điện thoại khi đi vệ sinh. Tuy nhiên, ngồi trên bồn cầu quá lâu sẽ khiến tuần hoàn máu ở tĩnh mạch khoang chậu bị cản trở, mạch máu giãn nở, dễ sinh mụn nhọt, thậm chí là mất đi tính nhạy cảm của trực tràng đối với việc kích thích đại tiện.

Liên tục ngồi trên toilet quá lâu như vậy có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ, sưng tĩnh mạch ở hậu môn dẫn đến chảy máu hậu môn.

Ngồi trên bồn cầu quá lâu khiến tuần hoàn máu ở tĩnh mạch khoang chậu bị cản trở


Đọc sách báo khi đi vệ sinh

Tương tự như việc dùng điện thoại, thói quen vừa đi vệ sinh vừa đọc sách báo cũng cực kỳ có hại. Khi xem sách báo, ý thức đại tiện bị ức chế hoặc phớt lờ đi làm mất tính mẫn cảm, giảm kích thích áp lực của đại tràng đối với phân. Hậu quả là phân lưu lại trong ruột quá lâu, bị hút mất quá nhiều nước, dẫn đến táo bón.

Bên cạnh đó, dù nhà vệ sinh có sạch sẽ đến mấy thì không khí ở đó cũng không trong lành; nếu ngồi lâu, cơ thể dễ bị nhiễm khuẩn. Đặc biệt các chị em phụ nữ khi ngồi lâu là cơ hội cho nhiều vi khuẩn xâm nhập gây nên các bệnh viêm nhiễm phụ khoa.

Đại tiện xong đứng dậy quá nhanh

Người mắc bệnh tim mạch, não nếu lập tức đứng dậy ngay sau khi ngồi bồn cầu lâu sẽ dễ xảy ra hiện tượng thiếu máu não tạm thời, gây choáng, hoa mắt, té ngã. Ngoài ra, người bị cao huyết áp khi dậy sớm thì huyết áp sẽ càng cao, nếu đi toilet ngay sau khi thức dậy thì nguy cơ gặp sự cố càng tăng.

Dùng quá sức khi đại tiện

Khi đi đại tiện, dùng quá sức để “rặn” mạnh sẽ dễ dẫn đến hiện tượng nứt hậu môn


Khi đi đại tiện, nếu dùng quá sức để “rặn” mạnh sẽ dễ dẫn đến hiện tượng nứt hậu môn, nhất là với người thường mắc chứng táo bón.

Ngoài ra, dùng quá sức khi đại tiện còn làm tăng nguy cơ đột tử, bởi khi đó, cơ ở thành bụng và cơ hoành co thắt dữ dội, khiến áp lực ở bụng tăng cao, huyết áp dồn lên não, cơ tim tiêu hao oxy nhiều gây đau tim, nghẽn hoặc nghiêm trọng là mất nhịp tim, dẫn đến đột tử.

Tiểu tiện sau khi đã “nhịn” lâu

Nhịn quá lâu rồi đột ngột tiểu tiện dễ khiến thần kinh quá hưng phấn, nước tiểu trong bàng quang trong nháy mắt bị thải ra hết khiến cho huyết áp giảm xuống, nhịp tim chậm lại, dễ gây ra hiện tượng choáng váng.

Tác giả bài viết: Thúy Nga

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP