Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết dừng dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận hôm 14/11 trong phiên họp không có báo chí, Quốc hội sẽ bấm nút thông qua Nghị quyết này chiều 22/11.
Theo Chủ tịch Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) Dương Quang Thành, một trong những lý do xem xét dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là tại thời điểm hiện nay, nguồn năng lượng sơ cấp như than, dầu khí có giá thành thấp hơn trước, việc đầu tư không cạnh tranh được về kinh tế.
Chủ trương xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận từng được Quốc hội đồng thuận với tỷ lệ hơn 77% tán thành (382 phiếu) hồi tháng 11/2009. Vốn đầu tư dự kiến ban đầu là 200.000 tỷ đồng, sau đó tăng lên 400.000 tỷ. Một số bước chuẩn bị cho dự án như đào tạo nhân sự ở nước ngoài, thỏa thuận vay vốn, chọn đối tác triển khai, thăm dò khởi công... đã được thực hiện.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội Lê Hồng Tịnh nhận xét đề xuất dừng dự án điện hạt nhân "là một sự dũng cảm".
Cũng trong tuần làm việc cuối của kỳ họp thứ 2, đại biểu sẽ thảo luận tại hội trường dự án Luật quy hoạch và Luật cảnh vệ (ngày 21/11), biểu quyết thông qua Nghị quyết về thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư; thảo luận ở hội trường về dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; dự án Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi) (sáng 22/11).
Phiên bế mạc kỳ họp sáng 23/11, Quốc hội biểu quyết thông qua các Nghị quyết về giám sát chuyên đề, chất vấn và trả lời chất vấn.
Các đại biểu sẽ bấm nút biểu quyết dừng dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Ảnh minh họa: Giang Huy.
Theo Chủ tịch Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) Dương Quang Thành, một trong những lý do xem xét dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận là tại thời điểm hiện nay, nguồn năng lượng sơ cấp như than, dầu khí có giá thành thấp hơn trước, việc đầu tư không cạnh tranh được về kinh tế.
Chủ trương xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận từng được Quốc hội đồng thuận với tỷ lệ hơn 77% tán thành (382 phiếu) hồi tháng 11/2009. Vốn đầu tư dự kiến ban đầu là 200.000 tỷ đồng, sau đó tăng lên 400.000 tỷ. Một số bước chuẩn bị cho dự án như đào tạo nhân sự ở nước ngoài, thỏa thuận vay vốn, chọn đối tác triển khai, thăm dò khởi công... đã được thực hiện.
Phó chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Quốc hội Lê Hồng Tịnh nhận xét đề xuất dừng dự án điện hạt nhân "là một sự dũng cảm".
Cũng trong tuần làm việc cuối của kỳ họp thứ 2, đại biểu sẽ thảo luận tại hội trường dự án Luật quy hoạch và Luật cảnh vệ (ngày 21/11), biểu quyết thông qua Nghị quyết về thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư; thảo luận ở hội trường về dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ; dự án Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi) (sáng 22/11).
Phiên bế mạc kỳ họp sáng 23/11, Quốc hội biểu quyết thông qua các Nghị quyết về giám sát chuyên đề, chất vấn và trả lời chất vấn.
Dự án Luật về Hội và dự án luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015, theo dự kiến sẽ được thông qua tại kỳ họp thứ 2. Tuy nhiên, đa số đại biểu đã thống nhất rút 2 luật này khỏi chương trình để xem xét vào kỳ họp sau. |
Tác giả bài viết: Võ Hải
Nguồn tin: