Cuộc sống

Nhà ngoại phá sản, chồng giục vợ về đòi nợ cũ còn dặn “không tính lãi là may”, nhưng phản ứng của cô mới khiến anh “chôn chân hóa đá”

"Thậm chí anh còn suốt ngày giục vợ đòi hai trăm triệu nhà ngoại mượn cách đó vài tháng để giải quyết khó khăn...", người vợ kể.

Nội là chính ngoại là phụ, không ít đàn ông vẫn đang giữ lối suy nghĩ bảo thủ, thiếu công bằng này dẫn đến cuộc sống hôn nhân khó có thể yên ấm. Đặc biệt khi sức nhẫn nại của phụ nữ không còn, chắc chắn vợ chồng sẽ xảy ra mâu thuẫn giống như câu chuyện gia đình của một người vợ mới chia sẻ trên mạng xã hội dưới đây.

Chuyện cô kể như sau: "Bố mẹ em có 1 xưởng chuyên về may mặc, nó là tâm huyết của ông bà gây gựng trong nhiều năm. Tuy quy mô của xưởng không lớn nhưng công việc làm ăn khá ổn. Ngày trước học xong ra trường em về làm chung cùng bố mẹ, mãi sau này kết hôn, em với chồng mới tách ra làm mảng khác phù hợp với sở trường của chồng em hơn.

Bài chia sẻ của người vợ

Tuy nhiên hơn năm nay việc làm ăn ở xưởng của bố mẹ em gặp nhiều trục trặc. Sau mấy tháng xoay xở gỡ khó không được, bố mẹ em buộc phải tuyên bố đóng cửa xưởng. Không chỉ vậy ông bà còn phải gánh 1 khoản nợ ngân hàng khá nặng.

Bố em vì chuyện này mà ngã bệnh, mình mẹ xoay xở ngược xuôi lo trả các khoản tiền, em cũng đứng ngồi không yên nghĩ cách giúp họ. Riêng chồng em thản nhiên như không. Thậm chí anh còn suốt ngày giục vợ đòi hai trăm triệu bố mẹ em mượn cách đó vài tháng để giải quyết khó khăn. Giờ thấy ông bà phá sản không còn tương lai, anh lo mất nên bắt vợ đòi.

May các cô các bác trong nhà chung tay mỗi người hỗ trợ cho bố mẹ em vay một ít cũng giải quyết được những khoản nợ lớn. Còn lại mấy khoản nhỏ hơn thì em với mẹ tự lo. Chồng em như người ngoài cuộc.

Để giải quyết khó khăn trước mắt, bố mẹ quyết định bán nhà, tạm thời đi thuê trọ. Thương ông có tuổi phải ở phòng thuê, em không đành lòng nên bàn với chồng đón 2 người về nhà sống cùng hai đứa cho tiện chăm sóc. Được cái bố mẹ chồng em sống dưới quê nên bố mẹ em tới ở cũng thoải mái, không vấn đề gì. Thế mà vừa nghe thấy vợ đề nghị như thế, chồng em đỏ mặt quát: 'Tôi cấm. Nhà này không phải cái chợ mà cô thích đưa ai đến thì đưa. Cô liệu đòi tiền nợ của bố mẹ cô lại cho tôi. Tôi không lấy lãi là may rồi, còn nợ thì phải trả, không thể vì hoàn cảnh mà xí xóa'.

Tới đây thì em hết chịu đựng nổi chồng nên lớn tiếng đáp lại luôn: 'Được, anh thích tính toán rạch ròi với bố mẹ tôi thì để tôi tính cho anh xem. Ngày anh tách ra làm riêng, bố mẹ tôi cho anh vay hơn 5 cây vàng, sau 5 năm anh mang trả họ không lấy mà cho không anh. Ngày tôi với anh mua cái nhà này, bố mẹ mang cho gần 3 trăm triệu nữa. Từ đó tới giờ vàng lên xuống thế nào anh tính hết ra cho tôi xem họ đã cho anh bao nhiêu? Anh cũng chỉ cần trả gốc cho bố mẹ tôi thôi. Anh trả xong, tôi ắt sẽ đòi nợ của bố mẹ tôi đưa cho anh'.

Ảnh minh họa

Nói xong em lấy đơn ly hôn đưa chồng ký, bảo: 'Tôi không muốn sống cùng người ích kỷ tính toán như anh. Chia tay đi'. Để lá đơn ly hôn đó, em về phòng trọ ở cùng với bố mẹ".

Giữa vợ chồng có rất nhiều mối quan hệ chung cần hai người phải chung tay chăm sóc, trong đó quan trọng nhất là bố mẹ hai bên. Một người đàn ông đủ trưởng thành, rộng lượng là người thương vợ nhưng cũng phải tôn trọng và biết chăm lo cho người thân của bạn đời. Anh chồng trong câu chuyện trên lại quá ích kỷ, tính toán khiến vợ mình bị tổn thương và quá thất vọng nên cô ấy mới "phản kháng" lại như vậy. Hành xử của cô là điều khiến ai cũng có thể hiểu.

Hôn nhân luôn cần sự trân trọng, sẻ chia của hai vợ chồng. Đồng thời giữa hai bên nội ngoại phải được đối xử công bằng như một, không có sự phân biệt thì mái ấm chung mới có thể bền lâu mãi mãi. Mong rằng qua câu chuyện, các đấng mày râu sẽ hiểu hơn về những mong mỏi thật sự của mỗi phụ nữ bên cạnh mình để có kinh nghiệm săn sóc cho tổ ấm của hai người hạnh phúc hơn.

Tác giả: Hải Hương

Nguồn tin: Pháp luật & Bạn đọc

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP