Mảnh đất Cao Trai được biết đến là vùng đất khó khăn của xã Nghĩa Thành, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An), sinh kế của người dân nơi đây chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Bố mẹ mất sớm, Lương Hồng Sơn ở cùng ông bà ngoại, tuổi thơ sáng ruộng, chiều về chăm vườn. Năm 13 tuổi, vì hoàn cảnh éo le, Sơn bươn chải xa xứ mưu sinh và được nhận vào làm tại một công ty chuyên về sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử tại Hà Nội. Năm 29 tuổi, em được công ty cử đi học tập nâng cao tay nghề ở Hàn Quốc.
Quá trình học tập nơi xứ người, Sơn chứng kiến nhiều mô hình nuôi chim cút với quy mô lớn và hiệu quả cao do những người nông dân xứ sở kim chi xây dựng. Nhận thấy chim cút dễ nuôi vì hầu như không có bệnh nhiều như gia cầm, người nuôi không phải mất nhiều thời gian chăm sóc, chủ yếu tận dụng khoảng thời gian nhàn rỗi trong ngày khoảng 2 – 3 tiếng cho chim ăn, nhặt trứng và vệ sinh chuồng trại, Sơn đã nuôi ý tưởng triển khai mô hình này tại quê hương mình.
|
Mảnh đất Cao Trai được biết đến là vùng đất khó khăn của xã Nghĩa Thành, huyện Nghĩa Đàn (Nghệ An), sinh kế của người dân nơi đây chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp. Bố mẹ mất sớm, Lương Hồng Sơn ở cùng ông bà ngoại, tuổi thơ sáng ruộng, chiều về chăm vườn. Năm 13 tuổi, vì hoàn cảnh éo le, Sơn bươn chải xa xứ mưu sinh và được nhận vào làm tại một công ty chuyên về sản xuất và lắp ráp linh kiện điện tử tại Hà Nội. Năm 29 tuổi, em được công ty cử đi học tập nâng cao tay nghề ở Hàn Quốc.
Quá trình học tập nơi xứ người, Sơn chứng kiến nhiều mô hình nuôi chim cút với quy mô lớn và hiệu quả cao do những người nông dân xứ sở kim chi xây dựng. Nhận thấy chim cút dễ nuôi vì hầu như không có bệnh nhiều như gia cầm, người nuôi không phải mất nhiều thời gian chăm sóc, chủ yếu tận dụng khoảng thời gian nhàn rỗi trong ngày khoảng 2 – 3 tiếng cho chim ăn, nhặt trứng và vệ sinh chuồng trại, Sơn đã nuôi ý tưởng triển khai mô hình này tại quê hương mình.
Lương Hồng Sơn với mô hình nuôi chim cút của mình. |
Đầu năm 2018, về Việt Nam, chàng thanh niên xin vào làm việc không lương tại một gia trại nuôi chim cút ở Sóc Sơn (Hà Nội) nhằm học hỏi kinh nghiệm. Tại đây, Sơn tiến hành liên kết với nhiều đầu mối tư thương trên địa bàn tỉnh Nghệ An để tiêu thụ nhiều sản phẩm từ chủ gia trại. Sau nhiều cố gắng học tập, tích lũy kiến thức, Sơn trở về địa phương để xây dựng chuồng trại, tiến hành nhập giống và phát triển tổng đàn hơn 9.000 con chim cút vào tháng 3 năm 2019.
Qua nhiều lứa nuôi, gia trại của Sơn cho thu nhập đều đặn mỗi tháng. Từ con giống mới nở cho đến lúc đẻ trứng chỉ có 50 ngày, còn đối với con giống 20 ngày tuổi thì sau 30 ngày chăm sóc, chim cút sẽ bắt đầu cho trứng. Đặc biệt, chim cút đẻ liên tục, sau 9 – 10 tháng lại bắt đầu thay con giống khác để cho sản lượng trứng cao hơn. Với các đầu mối tư thương ổn định duy trì qua các huyện lân cận và thành phố Vinh, thành phẩm xuất bán từ gia trại của Sơn được tiêu thụ nhanh gọn với mức giá cao. Không ngừng mở rộng quy mô sản xuất, giờ đây chàng thanh niên còn tiến hành xuất bán đồng thời trứng chim, con giống và thịt thành phẩm, thu nhập mang về trên dưới 100 triệu đồng mỗi tháng.
|
Từ những nỗ lực vươn lên trong cuộc sống, Lương Hồng Sơn đang là nhân tố truyền cảm hứng cho thanh niên trong vùng học tập và làm theo. Hiện, có gần 30 lao động trẻ trong xã bước đầu học tập và xây dựng mô hình nuôi chim cút với số lượng đàn từ 200 đến 400 con. Không chỉ truyền đạt kinh nghiệm, Sơn còn đứng ra cung cấp con giống và bao tiêu sản phẩm cho các lao động này. Nhờ vậy, phong trào lập thân lập nghiệp, ly nông bất ly hương của tuổi trẻ Nghĩa Đàn đã được tiếp thêm một luồng gió mới, động lực mới để làm giàu trên vùng đất khó ngày nào.
Tác giả: Cảnh Huệ
Nguồn tin: Báo Tiền phong