Trong tỉnh

Nghề săn cá đẻ của đồng bào dân tộc Thái

Những ngày này, nhiệt độ không khí ấm dần lên, đó chính là thời gian người Thái ở các huyện vùng cao Nghệ An, thức đêm đi canh bắt cả đẻ trứng về cải thiện bữa ăn, cũng như làm hàng hóa bán kiếm thêm thu nhập.

Vào các đêm trời ấm nhiều người dân vùng cao lại cùng đi săn cá, một phương thức khai thác thủy sản truyền thống được gìn giữ bao đời nay.

Trời nhá nhem tối, cũng là lúc ông Lô Thanh Viêng, ở khối 3 thị trấn Mường Xén, huyện vùng các Kỳ Sơn, lại chuận bị dụng cụ để săn bắt cá đẻ trứng.

Nhiều người dân ở huyện vùng cao Kỳ Sơn chuẩn bị dụng cụ đi săn cá đẻ.

Ông Viêng cho biết: Vào những đêm khuya vắng, thời tiết ấm áp, cá ở dưới sông Nậm Mộ thường tìm nơi có rong rêu, nước chảy rất chậm mới nhả trứng. Cá có thể vào gần bờ từng đôi hay thành những đàn đông từ 8 đến 20 con. Nắm được tập tính này của cá, ông cúng như nhiều người dân ở huyện vùng cao Kỳ Sơn, đã đi phục sẵn bên bờ sông để chờ đón cá vào để vung chài bắt cá.

Khu vực sông Nậm Mộ cá thường vào đẻ nhiều.

Loài cá thường tập trung vào những vũng nước gần bờ tìm nơi đẻ trứng là cá Chép, người dân thường gọi là cá “Gáy” (Người Thái gọi là “Pá Nay ó”), một loài cá phát triển nhiều ở sông Lam. Theo những người có nhiều kinh nghiệm bắt cá, thì khoảng thời gian loài cá Chép vào gần bờ đẻ trứng là từ cuối tháng 12 âm lịch của năm trước cho đến hết tháng 2 âm lịch năm sau.

Dụng cụ hữu hiệu săn cá là chài được đan bằng dù, vừa chắc lại tóm gọn được nhiều cá trong mẻ quăng.

Dụng cụ để săn cá Chép là chài được đan bằng dù. Tuy nhiên, để săn được nhiều cá cũng cần có kỹ thuật quang chài, hiểu biết về thời gian và cách cá vào gần bờ đẻ trứng.

Đây là số cá được ông Lô Thanh Viêng đánh bắt được trong một đêm.

"Cá thường đi từng bầy, mỗi bầy đi từ 8 đến 10 con, nhưng thời gian như dừ thì cá hiếm, ít thường vào 8 đến 10 con, may mắn thì trúng đàn từ 15 đến 20 con, cá vào nhiều nhất là từ 22 giờ đêm đến 2 giờ sáng ngày hôm sau. Khi cá bắt đầu vào đẻ sẽ tạo ra tiếng động, bình thường nước lặng, còn khi cá đã vào đông, nhiều con tạo thành tiếng sóng, cá đẻ vật nghe tiếng kêu to" - ông Lô Thanh Viêng, khối 3 thị trấn Mường Xén, Kỳ Sơn chia sẻ kinh nghiệm.

Khoảng thời gian từ 22 giờ đến 2 giờ sáng hôm sau là thời gian cá chép đẻ, là cơ hội người dân bắt được nhiều cá.

Đánh bắt cá chép đẻ là phương thức khai thác thủy sản truyền thống, gắn liền với tập quán sinh sống gần sông, xuối của đồng bào Thái ở các huyện vùng cao Nghệ An. Vào những đêm Xuân ấm áp, đồng bào lại chuận bị chài để săn cá. Bằng cách đánh bắt truyền khống này mà số lượng cá vẫn tiếp tục phát triển, để mùa Xuân về quy lật đẻ trứng gần bờ của cá lại lặp đi lặp lại.

Mỗi đêm một thợ săn cá có thể bắt được 5 đến 10kg cá chép.

"Đi chài cá Gáy đã trở thành truyền thống với đồng bào sống gần sông suối của người Thái. Pá có nghĩa là Cá, Ó có nghĩa là đẻ, vào mùa xuân, khi thời tiết ấm lên cá vào rất nhiều, thậm chí làm rách cả chài. Từ lâu người thái đã biết đánh bắt cá theo cách truyền thống này, hiện nay vẫn lưu giữ và thực hiện đến hiện tại" - ông Lô Văn Song, bản Cầu Tám, xã Tà Cạ, Kỳ Sơn cho biết thêm.

Cá Chép là loài cá thường được người Thái dùng để chế biến thành món ăn đặt lên mâm cúng tổ tiên mỗi dịp tết đến xuân về.

Trong một đêm, một thợ săn cá có thể bắt được từ 5 đến 10 kg cá, còn may mắn hơn có người có thể thu về từ 20 đến 30 kg cá.

Ngoài để phục vụ cho gia đình thì đây cũng là một khoản tiền không nhỏ so với mức thu nhập của người dân vùng cao. Thịt cá cũng là một trong những sính vật được đồng bào Thái dâng cúng ông bà tổ tiên vào những ngày đầu năm mới.

Tác giả: Lữ Phú

Nguồn tin: Truyền hình Nghệ An

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP