Điểm sáng của ngành dệt may là Việt Nam đã giành thêm thị phần tại Mỹ trong bối cảnh căng thẳng thương mại.Thị phần của Việt Nam tại thị trường Mỹ đã tăng từ mức 7,2% về khối lượng xuất khẩu và 11,7% về giá trị xuất khẩu trong năm 2018 lên tương ứng 7,8% và 11,8% trong 8 tháng đầu 2019.
Tuy nhiên khó khăn lại nhiều hơn lợi ích
Cả số lượng và quy mô các đơn hàng đều sụt giảm do những lo ngại của khách hàng về bất ổn trong chiến tranh thương mại Mỹ - Trung. Giá trị xuất khẩu dệt may của cả nước đạt 24,6 tỷ USD trong 9 tháng đầu năm 2019, tăng 9,6% yoy (thấp hơn mức tăng trưởng 16,5% yoy trong 9 tháng đầu năm 2018). Hầu hết các thị trường xuất khẩu của Việt Nam đều ghi nhận tăng trưởng chậm lại kể từ đầu năm nay.
Cụ thể, giá trị xuất khẩu sang thị trường Mỹ tăng 8,7% yoy trong 9 tháng đầu năm 2019 (so với 11,8% yoy trong 9 tháng đầu năm 2018). Các thị trường Liên minh châu Âu (EU) và Nhật Bản cũng giảm tốc với mức tăng trưởng chỉ còn 4,2% và 4,6% yoy trong 9 tháng đầu năm 2019 (so với 11,4% và 24,2% yoy trong 9 tháng đầu năm 2018).
Các thị trường xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2019 |
Các doanh nghiệp dệt may niêm yết ghi nhận kết quả kém khả quan trong 9 tháng đầu năm 2019
Tổng doanh thu 9 tháng đầu 2019 của các doanh nghiệp dệt may niêm yết giảm 1,6% yoy, trong khi lợi nhuận ròng giảm 13,8% yoy. Hơn một nửa các doanh nghiệp dệt may niêm yết lớn theo quan sát của VNDIRECT có mức tăng trưởng âm trong 9 tháng đầu năm 2019 do số lượng và quy mô các đơn đặt hàng giảm xuống do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung; và biên lợi nhuận gộp (LNG) giảm vì giá bán trung bình thấp hơn, đặc biệt là các nhà sản xuất sợi nguyên sinh.
Trong 9 tháng đầu năm 2019, chỉ có một vài doanh nghiệp dệt may niêm yết lớn trong quan sát của VNDIRECT (ví dụ như STK, MSH, PPH, EVE) có biên LNG tăng nhờ vào sự cải thiện cơ cấu sản phẩm trong bối cảnh giảm sút của ngành, trong khi đó các doanh nghiệp khác lại ghi nhận biên LNG sụt giảm.
Diễn biến giá của ngành dệt may Việt Nam trong năm 2019 |
VNDIRECT duy trì quan điểm Trung tính đối với triển vọng ngành Dệt may Việt Nam trong ngắn hạn
Giá cổ phiếu của ngành Dệt may trong 7 tháng đầu năm 2019 đã tăng tốt hơn so với thị trường chung nhờ vào kỳ vọng tích cực về việc EVFTA được thông qua, tuy nhiên sau đó giá cổ phiếu đã giảm sâu so với diễn biến của VN-Index do KQKD kém khả quan. Tuy nhiên, trong dài hạn, VNDIRECT có quan điểm tích cực đối với ngành nhờ vào lợi ích đáng kể từ các FTA, đặc biệt là khi Việt Nam giải quyết các nút thắt của khâu sản xuất vải trong chuỗi giá trị ngành.
Lựa chọn cổ phiếu ưu tiên là MSH - một trong những nhà sản xuất hàng may mặc hàng đầu của Việt Nam, được hỗ trợ mạnh mẽ bởi tập khách hàng bao gồm các thương hiệu thời trang cao cấp toàn cầu (chủ yếu đến từ Mỹ và EU), giúp doanh nghiệp ít bị ảnh hưởng bởi chiến tranh thương mại.
Tác giả: PV
Nguồn tin: Antt.nguoiduatin.vn