Một giờ học ngữ văn của học sinh lớp 7 tại TP.HCM.
Để tác phẩm đương đại “chen” được vào SGK
Chương trình hiện hành đưa vào những tác phẩm mà người soạn sách cho là tiêu biểu nhất hoặc cho các thể loại, hoặc là cho thể loại văn học. Do vậy, các tác phẩm này lấp đầy chương trình, không còn chỗ cho học sinh (HS) hoặc giáo viên (GV) tìm đọc, phân tích những tác phẩm mà HS yêu thích. Bởi vậy, HS toàn học những tác phẩm tối thiểu cũng phải cách đây 50 năm, khá xa lạ nên không “chinh phục” được HS. Do đó mới có hiện tượng HS thích đọc truyện nhưng mà lại chán học văn.
Trong tương lai, có thể phải sắp xếp theo hướng gắn thể loại với lịch sử phát triển văn học để HS có cái nhìn về lịch sử. Với THCS thì chỉ nên trình bày về lịch sử văn học bằng những bảng phụ lục ở cuối sách để HS tìm hiểu chứ không bắt thi cử nghiền ngẫm về thời kỳ văn học khác nhau.
Vẫn phải khẳng định có những tác phẩm bắt buộc phải đưa vào chương trình, sách giáo khoa (SGK) phổ thông bởi đó là những đỉnh cao về tư tưởng, nghệ thuật, không thể bỏ qua và có danh sách cụ thể. Ví dụ tác phẩm Nam quốc sơn hà của Lý Thường Kiệt, Bình ngô đại cáo của Nguyễn Trãi, Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, Truyện Kiều của Nguyễn Du... Bên cạnh đó, có những tác phẩm tiêu biểu cho các thời kỳ lịch sử và người biên soạn SGK có quyền giới thiệu một số tác phẩm chứ không bắt buộc phải chọn tác phẩm này hay tác phẩm kia, miễn là nó đại diện cho một thể loại văn học hoặc tiêu biểu cho một giai đoạn lịch sử.
Chương trình nên dành thời lượng để GV và HS tự chọn những tác phẩm mà họ thích, nhất là các tác phẩm đương đại. Nếu không thì không bao giờ các tác phẩm có giá trị của các tác giả đương đại có thể “chen” được vào SGK. Tất nhiên, phải có những quy định cụ thể về chuẩn đầu ra cho môn học để đảm bảo việc tự chọn của GV và HS có thể đáp ứng được những chuẩn mực chung.
Thay đổi về quan niệm dạy, học
Quan niệm về dạy văn hiện nay cũng rất khác nhau giữa các nhà văn với các nhà biên soạn SGK. Các nhà văn thì hướng dạy văn là văn học nhưng với mục đích của môn văn trong trường phổ thông thì văn học chỉ là một loại văn bản, dù có thể là loại văn bản quan trọng nhất. Số HS sau này trở thành nhà văn rất ít nên trước hết dạy học văn ở diện đại trà là phải dạy cho HS kỹ năng đọc hiểu.
Bậc tiểu học và trung học cũng cần có những chọn lựa văn bản đưa vào giảng dạy rất khác nhau. Chẳng hạn, việc đưa văn bản vào SGK có được rút gọn hay không? Từ bậc THCS phải dạy nguyên văn một văn bản. Ở nước ngoài, nếu là truyện ngắn hoặc rất ngắn thì có thể dạy toàn văn, nếu là truyện vừa hoặc tiểu thuyết thì chỉ tóm tắt từng chương ở SGK và HS phải tìm tác phẩm ấy để đọc trọn vẹn chứ không đưa vào sách. Điều này sẽ tránh được việc vẫn gây tranh cãi lâu nay là tác phẩm đưa vào SGK bị sửa chữa, cắt xén.
Ngoài hiểu biết về văn học thì HS học văn còn để biết cách đọc hiểu những văn bản thông tin, khoa học... để có thể sử dụng trong cuộc sống. Nếu đổi mới theo hướng tự chọn thì GV nên hướng dẫn để HS tìm đọc những tác phẩm trọn vẹn bằng cách mua sách hoặc đọc ở thư viện hoặc trên mạng... Chỉ có như vậy thì HS mới hiểu hết giá trị và ý nghĩa của tác phẩm.
Số học sinh sau này trở thành nhà văn rất ít nên trước hết dạy học văn ở diện đại trà là phải dạy cho học sinh kỹ năng đọc hiểu GS Nguyễn Minh Thuyết |
Nên xác định là môn học công cụ Tuệ Nguyễn - Quý Hiên Ngữ liệu văn học phải đa dạng, gần gũi với HS PGS Bùi Mạnh Hùng Chưa cần đi sâu vào văn học sử Chương trình dạy học văn ở phổ thông lâu nay có vấn đề, không thích hợp. Ta dạy theo tinh thần văn học sử chuyên sâu, thành thử học trò bé phải học văn học trung đại, lớn hơn thì học cận đại, đến lớp 12 thì mới được học văn học hiện đại, điều này khiến HS lớp bé khó tiếp cận. Yêu cầu của bậc phổ thông với môn văn là trang bị tri thức phổ thông cơ bản thôi chứ chưa cần đi sâu vào văn học của từng giai đoạn lịch sử. Việc giảng dạy kỹ hơn văn học từng thời kỳ chỉ hợp lý với các chương trình chuyên sâu ở ĐH hoặc CĐ. Pgs Nguyễn Thanh Bình |
GS Nguyễn Minh Thuyết
Tác giả bài viết: Tuệ Nguyễn (ghi)
Nguồn tin: