Giáo dục

Một câu nói phạt 5-7 tháng lương: Ai dám đi dạy?

Dự thảo quy định về người có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học có thể bị phạt 10 - 30 triệu đồng và phải xin lỗi công khai vấp phải phản ứng trong cộng đồng giáo viên. TS. Nguyễn Tùng Lâm cũng cho rằng quy định phạt trong môi trường giáo dục như vậy là quá nặng.

Bé 3 tuổi liệt dây thần kinh số 7 nghi do cô giáo đánh ở Thanh Hóa


Dự thảo Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giáo dục do Bộ Giáo dục và Đào tạo soạn thảo được lấy ý kiến từ ngày 28/9/ 2018.

Theo dự thảo, tổ chức, cá nhân có hành vi xúc phạm nhân phẩm, danh dự người học bị phạt 10-20 triệu; xâm phạm thân thể người học 20-30 triệu đồng. Đi kèm mức phạt này, người vi phạm phải xin lỗi công khai, nếu là giáo viên có thể bị đình chỉ dạy từ 1-6 tháng.

Một câu nói phạt 5-7 tháng lương: Ai dám đi dạy?

Vấn đề xử phạt bằng tiền trong dự thảo Nghị định này đang được bàn luận khá sôi nổi.
Cô Đỗ Ngọc Dung, một giáo viên một trường THCS (Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, cô băn khoăn với các khái niệm trong nghị định: “Tiền đưa ra phạt là con số cụ thể nhưng việc sẽ xác định hành vi nào là xúc phạm nhân phẩm, danh dự của người học. Nếu chỉ một câu nói xúc phạm học sinh mà mất tới 5-7 tháng thu nhập của giáo viên thì ai dám đi dạy nữa!”.

Cũng theo cô Dung, nếu đưa ra quy định phạt như vậy thì giáo viên chả ai dám có ý kiến với học sinh: “Bố mẹ ở nhà mắng chửi con có thể bị phạt đến mức đó không mà quy định cho giáo viên. Vô hình chung Nghị định này nếu được cho phép sẽ càng làm cho quyền của học sinh quá to”- cô Dung khẳng định.

Cô Dung cho rằng, quy định của Nghị định này chỉ phù hợp với ở trường mầm non, nhất là trường tư thục, khi học sinh còn bé, non nớt. Nghị định sẽ hạn chế được một phần các vụ bạo lực học đường như thời gian vừa qua.

“Không phải học sinh cấp 2 nào cũng ngoan, nghe lời thầy cô. Thậm chí, nhiều em xấc xược, mắng chửi cô. Chả nhẽ, vì lo phạt tiền cô không dám nói lại gì sao, thế làm sao mà dạy được học sinh”- cô Dung nói.

Còn một giáo viên khác cho biết, bản thân cô thấy Dự thảo là cần thiết. Tuy nhiên, Dự thảo cần bàn thảo kỹ lại.

“Ở môi trường giáo dục thì quan trọng nhất là mục tiêu giáo dục, chứ sao lấy tiền để “cảnh cáo” giáo viên? Còn nhiều học sinh quậy phá, nói hỗn với giáo viên. Trong khi đạo đức con người mà dùng tiền phạt là tôi thấy không hợp lý, đạo đức mà làm như hàng hóa trao đổi bằng tiền”- vị giáo viên này chia sẻ.

TS Nguyễn Tùng Lâm (Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội).

Cần xem lại vì mức phạt quá nặng

TS Nguyễn Tùng Lâm, Nguyên Hiệu trưởng trường THPT TS. Nguyễn Tùng Lâm (Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng - Chủ tịch Hội Tâm lý Giáo dục Hà Nội) quy định phạt thế này trong môi trường giáo dục là quá cao.

“Quan điểm của tôi, mức độ phạt chỉ ở mức người ta chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Môi trường giáo dục phải có cách khác để xử phạt”- TS Tùng Lâm nhấn mạnh.

TS Lâm cũng cho rằng, ông vẫn ủng hộ mức phạt bình thường như hiện nay vẫn áp dụng ở các nhà trường. Tuy nhiên, có thể quy định rõ hơn là nếu thấy vi phạm quá mức thì phải đưa sang cơ quan pháp luật xử lý chứ không để các trường tự ý xử lý, sẽ loạn.

“Trong nhà trường giáo viên và học sinh phải lấy yếu tố giáo dục lên hàng đầu, và khi nào quá mức giáo dục. Lần 1, 2 xử lý theo kiểu giáo dục không được thì mới chuyển sang cơ quan pháp luật xử lý. Như vậy sẽ đàng hoàng hơn chứ không để nhà trường tự ý, sẽ gây loạn”- TS nói.

Tác giả: Đỗ Hợp

Nguồn tin: Báo Tiền Phong

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP