Nhà đẹp

Mẹo bảo dưỡng đồ dùng nhà bếp không phải ai cũng biết

Với tần suất sử dụng thường xuyên, nếu không biết cách bảo dưỡng thì “tuổi thọ” của những đồ gia dụng này sẽ bị rút ngắn.

Máy rửa bát

- Đảm bảo để bát đĩa cần rửa ở vị trí chính xác: lộn ngược so với hướng bình thường.

- Trước khi cho bát đĩa vào bên trong máy, đừng quên làm sạch thực phẩm, dầu mỡ còn bám trên bát đĩa bằng cách rửa qua chúng trong bồn rửa.

- Loại bỏ các nhãn dán và các loại giấy dính trên bát đĩa vì chúng có thể làm tắc nghẽn bộ lọc.


- Khi đặt bát đĩa vào trong máy, hãy sắp xếp để chúng không va chạm vào nhau và không cản trở các tia nước phun.

- Sử dụng xà phòng hoặc nước rửa bát đặc biệt dành cho máy rửa bát. Nước rửa bát thông thường sẽ dẫn đến một số trục trặc.

- Giữ cho dao kéo và các vật nhỏ ở đúng vị trí của nó. Nếu để lung tung, nó sẽ quay loạn bên trong thiết bị và có thể làm vỡ chén đĩa cũng như hỏng máy.

- Cho một chút muối vào xà phòng rửa bát, điều này sẽ cải thiện hiệu suất của thiết bị và kéo dài tuổi thọ.

Lò vi sóng

- Khi làm nóng thức ăn nhanh, tốt nhất là đặt một ly nước bên trong. Nước sẽ hấp thụ một số bức xạ vi sóng và sẽ khiến thức ăn xốp, mềm hơn.

- Cố gắng không đặt vật nặng lên trên lò vi sóng. Nếu không tránh được thì phải đảm bảo đồ đạc không chặn khe thông gió của thiết bị.

- Không nên khởi động lò vi sóng mà không có gì bên trong. Các bức xạ sẽ làm hỏng một số bộ phận của thiết bị.


- Tránh đặt vật quá nặng trong lò vi sóng (có thể tìm thấy thông tin về cân nặng tối đa được cho phép trong hướng dẫn sử dụng).

- Tránh sử dụng bát đĩa không thích hợp cho lò vi sóng: bỏ qua cảnh báo này có thể gây ra hỏa hoạn.

- Không làm nóng sản phẩm lâu hơn cần thiết.

- Kịp thời loại bỏ thức ăn và dầu mỡ bám trên bề mặt trong của lò vi sóng bằng các loại giẻ mềm.

Nồi cơm điện

- Không được đưa lòng nồi khi ướt vào trong thân nồi cơm điện. Nếu lòng nồi ướt, sẽ gây ra những tiếng nổ lục đục khi khởi động máy. Ngoài ra, nếu thường xuyên để lòng nồi ướt sẽ dẫn tới vỡ lòng nồi.


- Nên lau lòng nồi trước khi đưa vào nấu để ngăn chặn độ ẩm không mong muốn, hơi dầu và thực phẩm dư thừa tích tụ bám trên nồi cơm điện.

- Không sử dụng lòng nồi để rửa gạo hay các loại thức ăn vì nó có thể làm xước bề mặt chống dính bên trong. Khi vệ sinh lòng nồi, chỉ nên rửa bằng một miếng bọt biển mềm.

- Đảm bảo nguyên liệu nấu ăn, gạo… ở dưới vạch cho phép trên lòng nồi.

Lò nướng bánh mỳ

- Đặt lò nướng bánh ở những nơi xa vòi nước và đảm bảo không để nước dính vào bên trong máy. Không vận hành máy khi tay ướt. Cách xa những vật dễ cháy như rèm cửa, khăn trải bàn…


- Lò nướng bánh phù hợp với bánh mì khô và bánh cookie. Không sử dụng lò để nướng các loại bánh có bơ, kem.

- Nếu sử dụng lò nướng mỗi ngày, nên làm sạch những mảnh vụn bên trong một lần/tuần. Đừng quên tháo phích cắm ra khỏi ổ cắm trước khi bắt đầu làm sạch.

Máy xay/nghiền

- Không sử dụng máy xay khi thức ăn còn nóng. Nên đợi nguội một chút sau khi nấu rồi hãy sử dụng máy xay.

- Không rửa máy xay trực tiếp trong nước. Nên tách riêng phần động cơ và chỉ rửa lưỡi máy xay. Dùng khăn ẩm để lau các phần còn lại.


- Không để máy xay chạy quá lâu khiến động cơ bị quá nóng, nên có khoảng nghỉ nhỏ giữa các lần xay.

- Khuyến cáo không nên dùng máy không chuyên để xay nhỏ các loại nguyên liệu khô như bánh quy giòn./.

Tác giả bài viết: Thanh Giang

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP