Kinh tế

“Lực sĩ leo núi” bò vàng giá gần 100 triệu

Bò vàng (bò Mông) được ví như những “lực sĩ leo núi” bởi chúng có thân hình săn chắc, to lớn, có khả năng leo núi trong mọi địa hình để tìm kiếm thức ăn. Nhờ vận động nhiều mà thịt bò vàng cũng dai và thơm ngon hơn bất kỳ một loại thịt bò nào được nuôi tại Nghệ An.

Bò vàng được người Mông ở huyện miền núi Kỳ Sơn (Nghệ An) nuôi từ rất lâu. Theo ông Hờ Bá Xồng – Phó Chủ tịch Hội Nông dân xã Huồi Tụ, giống bò vàng này còn được gọi là “bò Mông” vì nó đã theo chân người Mông từ những cuộc thiên di từ phương Bắc xuống cách đây 200 năm về trước. Giống bò này được ví như những “lực sĩ leo núi” bởi chúng có thân hình săn chắc, to lớn, có khả năng leo núi trong mọi địa hình để tìm kiếm thức ăn.
Bò vàng địa phương hiện nay chỉ có trọng lượng khoảng 150 - 250 kg/con.

Ông Xồng cho hay: “Ở Kỳ Sơn, biên độ chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm, giữa 2 mùa tương đối lớn, nhiều người đã thử mang giống bò ở dưới xuôi lên nhưng đều không thể thích nghi. Do đó chỉ có bò vàng được người dân ưa chuộng. Thịt bò vàng có màu đậm, dày thớ, vừa dai lại thơm ngon hơn bất kỳ một loại thịt bò nào được nuôi tại Nghệ An.

Thương lái từ khắp nơi tràn về đây thu mua hàng, bán ra thị trường với giá cao hơn thịt các giống bò khác. Món bò giàng (bò khô) Kỳ Sơn cũng trở thành một đặc sản rất nổi tiếng. Do vậy, trung bình mỗi hộ dân ở xã đều có từ 1- 2 con bò. Nhiều hộ đã có trang trại với quy mô trên dưới 100 con”.

Đặc điểm dễ phân biệt nhất là bò cơ bắp phát triển, có màu vàng nhạt hoặc vàng đậm, mắt he, chân nhỏ, không quá cao

Ngoài chăn nuôi để lấy thịt, bò vàng cũng được dùng để tham gia chọi bò, một môn giải trí được người Mông rất ưa chuộng. Hội chọi bò đã có từ lâu và được tổ chức với quy mô nhỏ lẻ ở một số xóm, bản.
Bò đực giống thường là con có kích thước lớn, mông nở, sừng to, dài

Những hộ gia đình người Mông nuôi bò có sừng to, khỏe, u lưng nhô cao đều đến đăng ký tham gia hội chọi bò với trưởng bản. “Trường đấu” được tổ chức ở ngay sân vận động của xã.

“Trung bình mỗi tháng ở xã đều có tổ chức chọi bò, nhiều khi một tháng nếu các dòng họ có việc lại được tổ chức tới 2 – 3 lần. Chọi bò được ưa chuộng như vậy nên giá trị của con bò chọi cũng rất cao. Có con có giá tới 100 triệu đồng, nhưng người ta không bán. Sau khi kết thúc trận đấu, những chú bò chọi sẽ được giữ lại để chăm sóc, dùng làm sức kéo và huấn luyện để tiếp tục trổ tài chứ không bị đem giết thịt” – ông Xồng chia sẻ.


Hội chọi bò luôn thu hút được sự quan tâm đông đảo của người dân

Sau khi tham gia thi đấu, các đấu sĩ bò không bị giết thịt mà được bà con đưa về chăm sóc để tiếp tục trổ tài

Tác giả bài viết: Lê San

Nguồn tin:

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP