Kinh tế

Loại quả xưa có đầy không ai hái, giờ thành đặc sản làm gia vị giá cao ngất 450.000 đồng/kg

Về giá của thảo quả, theo anh Giàng A Thông, vì chúng rất dễ hư hỏng lại không để được tươi lâu nên hầu hết chúng được rao bán đều là thảo quả khô. Hơn nữa thảo quả khi sấy khô sẽ được rất nhiều, vì thế giá đắt đỏ hơn tươi gấp nhiều lần, từ 400.000 – 450.000 đồng/kg.

Thảo quả là một loại thực vật họ gừng, gần giống với cây gừng nhưng kích thước lại lớn hơ rất nhiều. Chúng có đặc điểm: cao chừng 2,5-3m, thân rễ mọc ngang, có đốt, đường kính chừng 2,4-4cm, giữa có màu trắng nhạt, phía ngoài màu hồng, mùi thơm; cụm hoa bông, mọc từ gốc, dài chừng 13-20cm, hoa màu đỏ nhạt, mỗi bông hoa nhiều quả; khi chín quả màu đỏ nâu, vỏ quả dày, chia làm 3 ô, mỗi ô có 7-8 hạt rất thơm, có áo hạt hình tháp, ép vào nhau...; bẹ lá thảo có khía dọc dài dài khoảng từ 50-70cm, rộng 20cm, mặt trên phiến lá màu xanh thẫm, mặt dưới hơi mờ, mép lá nguyên...

Thảo quả là một loại thực vật họ gừng, gần giống với cây gừng nhưng kích thước lại lớn hơ rất nhiều.

Thảo quả thường mọc hoang hoặc được trồng ở các vùng núi cao hơn 1.000m, khí hậu mát lạnh và được trồng dưới tán rừng cây to, đất ẩm nhiều mùn. Tại Việt Nam, thảo quả được trồng ở các vùng núi Hoàng Liên Sơn và vùng Tây Bắc như Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang, Lai Châu...

Anh Giàng A Thông (37 tuổi) hiện sinh sống tại Bát Xát (Lào Cai) – nơi có sản lượng thảo quả lớn nhất cả nước cho biết: “Thảo quả có quanh năm nên bà con đồng bảo thường vào rừng hái quả chưa chín về phơi hoặc sấy nhẹ lửa cho khô. Quả khô ngảy màu xám nâu nhạt, nhiều nếp nhăn dọc và thường phủ một lớp phấn trắng. Khi nào dùng, họ mới bóc vỏ ngoài lấy hạt bởi bóc ngay sẽ mất đi mùi thơm của chúng”.

Cũng theo anh Giàng A Thông, thường người ta chỉ biết thảo quả có mùi thơm, vị cay ngọt - được mệnh danh là nữ hoàng của các loại gia vị và được dùng trong ẩm thực chính là quả khô. Còn thực tế, thảo quả có thể dùng ở dạng tươi. “Đây có lẽ là bí quyết chỉ người dân vùng cao mới biết. Họ thường hái thảo quả khô về rồi muối chua giống như dưa cải hoặc cà pháo ở dưới xuôi. Còn người dân ở vùng khác chỉ biết thảo quả có công dùng dùng làm gia vị nấu phở, tăng vị ngon cho cà phê, chè, bánh kẹo mà thôi”, anh Giàng A Thông nói.

Thảo quả được mệnh danh là nữ hoàng của các loại gia vị và được dùng trong ẩm thực.

Về giá của thảo quả, theo anh Giàng A Thông, vì chúng rất dễ hư hỏng lại không để được tươi lâu nên hầu hết chúng được rao bán đều là thảo quả khô. Hơn nữa thảo quả khi sấy khô sẽ được rất nhiều, vì thế giá đắt đỏ hơn tươi gấp nhiều lần, từ 400.000 – 450.000 đồng/kg.

“So với các loại gia vị khác, thảo quả được coi là đặc sản có giá cao gấp nhiều lần. Song nhà hàng và những người sành ăn vẫn mạnh tay chi để món ăn thêm phần đậm đà và thơm ngon hơn. Ngoài ra, chúng còn có hàm lượng giá trị dinh dưỡng rất cao: chất xơ, Carbohydrate, protein, vitamin C, niacin, pyridoxine, riboflavin và thiamin, sắt, canxi, magiê, mangan, kẽm,… và 1,5% tinh dầu”, anh Giàng A Thông chia sẻ.

Thảo quả là một dược liệu quý của Việt Nam, có mùi thơm, vị cay tính ấm, tác dụng trục hàn, trừ đờm, ấm bụng, tiêu tích, giúp ăn ngon miệng, giải độc,…. Từ xưa, trong dân gian đã dùng thảo quả để kích thích tiêu hóa, chữa nôn mửa, bụng trướng đau, ho, sốt, tiêu chảy,…Chữa đau bụng đầy chướng, ngực đau, ỉa chảy, ho có nhiều đờm, đờm đặc gây khó thở.

Nguồn tin: thoidaiplus.suckhoedoisong.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP