Trong Thế chiến II, các thành phố, làng mạc ở châu Âu sống trong nỗi sợ hãi khi máy bay liên tục quần thảo trên cao, đe dọa có thể thả bom xuống bất cứ lúc nào.
Từ London cho tới Berlin, không ít nơi bị phá hủy nặng nề sau những đợt không kích dữ dội từ oanh tạc cơ của quân Đồng minh.
Thành phố Konstanz không thay đổi quá nhiều theo thời gian. (Ảnh: The Vintage News) |
Nhưng nhờ vào may mắn và vị trí địa lý, thành phố Konstanz ra đời từ cuối thời kỳ đồ đá ở miền Nam Đức đã tránh được các đợt tấn công của máy bay quân Đồng minh.
Sự ràng buộc đặc biệt của thành phố này với nước láng giềng là chìa khóa giúp Konstanz sống sót.
Theo Slate, đường biên giới của Konstanz với thành phố Kreuzlingen của Thụy Sĩ được thiết lập trong thời kỳ chiến tranh bùng nổ. Nhưng ở thời bình, công dân Konstanz và Kreuzlingen chỉ coi biên giới này là hình thức.
Lợi dụng điều này, khi quân Đồng minh bay qua Đức vào ban đêm để tìm kiếm mục tiêu, Konstanz tắt toàn bộ đèn trong thành phố. Nếu nhìn từ trên cao xuống, Konstanz lúc này như một phần của Thụy Sỹ, quốc gia trung lập không phải là mục tiêu của phe phát xít hay quân Đồng minh.
Nhờ đó, người dân trong thành phố an toàn bất chấp mưa bom bão lửa ở các vùng lân cận.
Hơn 80 năm kể từ đó cho tới nay, Konstanz vẫn bảo tồn được những kiến trúc lịch sử và không thay đổi quá nhiều theo thời gian.
Tác giả: SONG HY
Nguồn tin: Báo VTC News