Chiều 3-7, Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết đang điều trị cho 4 nạn nhân bị ông Lê Văn Hào (SN 1969, ngụ phường Tân Tiến, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai) tấn công bằng axít chiều 2-7. Bốn người bị phỏng axít gồm: ông Giáp Văn Cường (SN 1970), chị Giáp Thị Mỹ Trinh (SN 1994), Giáp Thị Mỹ Trâm (SN 1999, con gái ông Cường) và anh Hoàng Tuấn Anh (SN 1994, bạn trai Trinh). Riêng bà Nguyễn Thị Kim Giang (SN 1972, vợ ông Cường) bị thương nhẹ vùng đỉnh đầu do Hào phóng dao.
Ác tâm
Chị Trinh bị phỏng toàn bộ khuôn mặt, cổ và một phần tay chân; Trâm bị phỏng toàn bộ vùng cổ và lưng; anh Tuấn Anh bị phỏng nặng vùng ngực và tay trái; riêng ông Cường bị thương vùng mắt.
Theo thông tin ban đầu, chiều 2-7, ông Lê Văn Hào mâu thuẫn với người hàng xóm là chị Trinh. Lời qua tiếng lại dẫn đến xô xát, sau đó ông Hào bỏ vào nhà đi ngủ. Lúc này, chị Trinh gọi điện báo cho bạn trai và em gái sự việc. Hai người này liền tìm đến, gọi cửa nhà ông Hào để nói chuyện.
Ông Hào đi ra ngoài và 2 bên đã xảy ra hỗn chiến. Hậu quả, khi ông Hào vung dao chém hàng xóm, vợ ông giơ tay can ngăn đã bị chém trúng làm đứt gân tay; ông này tiếp tục ném con dao sượt qua đầu mẹ chị Trinh, gây thương tích. Nghiêm trọng hơn, ông Hào còn chạy vào nhà lấy can axít có sẵn, hắt lên những người hàng xóm.
Bà Giang cho biết ông Hào thường xuyên gây sự với gia đình bà, trưa 2-7, ông Hào cố tình chạy xe cán vào buồng dừa bà để phía trước nhà bán cho khách. Thấy vậy, chị Trinh chạy ra chửi nhau với ông Hào và sự việc đau lòng đã xảy ra.
Về phần mình, sau một ngày gây án, sáng 3-7, ông Hào đã ra công an đầu thú. Ông Hào khai với công an rằng gia đình bà Giang thường xuyên để xe rác trước nhà ông gây hôi thối. Hiện vụ việc đang được Công an TP Biên Hòa tiếp tục làm rõ.
Cũng đang được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy chăm sóc, điều trị do bị phỏng axít nặng vùng mặt, chị Q.B.N (SN 1997, ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) kể lại câu chuyện của mình trong sự ấm ức tột cùng.
Chị N. và Võ Hoàng Phương (SN 1987) là vợ chồng và có một con chung được 2 tuổi. Do hôn nhân không còn mặn nồng nên chị N. có ý định ly hôn.
Cách đây 3 tháng, Phương đã dùng axít tấn công vợ nhưng bị hụt, sau đó Phương ra công an làm cam kết. Ấy vậy mà, đến sáng 2-7, chị N. đang ngồi trong phòng chuẩn bị cho con ăn thì bất ngờ Phương mang bình axít đi từ phía sau nắm tóc vợ và chế axít từ mặt xuống cổ. Chị N. hoảng loạn nên hất ca axít vào người Phương khiến gã chồng bất nhẫn cũng bị phỏng vùng mặt.
Sau đó, gia đình đưa chị N. lên Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu trong tình trạng bị phỏng nặng vùng mặt và cổ. Riêng Phương được gia đình đưa vào bệnh viện địa phương điều trị.
Phải tăng mức trừng trị
Hiện nay, rất nhiều vụ vợ chồng mâu thuẫn giải quyết bằng axít, ghen tuông, tư thù cũng giải quyết bằng axít khiến nhiều người cảm thấy hoang mang vì axít được mua rất dễ dàng. Một số vụ sau khi hứng đòn thù từ axít, nạn nhân sống không bằng chết và phải mang khuôn mặt xấu xí suốt cuộc đời. Rất nhiều vụ sau khi được điều trị đã bị tật nguyền, trầm cảm kéo dài, nhiều người tìm đến cái chết nhưng được gia đình can ngăn.
Luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thy (Đoàn Luật sư TP HCM) phân tích: Rất có thể những quy định của pháp luật chưa chế tài mạnh mẽ đối với những người dùng axít tấn công người khác là nguyên nhân "án axít" ngày càng tăng. "Trên thực tế, khi bị tạt axít thì tỉ lệ sống sót khá cao nên ít khi bị khép tội giết người".
Bởi theo luật sư Quỳnh Thy, để xác định tội danh "Cố ý gây thương tích" hay "Giết người", các cơ quan tố tụng phải điều tra mục đích, động cơ, ý thức của đối tượng gây án cũng như nồng độ axít dùng để phạm tội. Trong khi đó, luật sư Nguyễn Thành Công (Đoàn Luật sư TP HCM) nhận định rất hiếm kẻ thủ ác dùng axít tấn công đối phương chịu thừa nhận mình giết người.
Thực tế cho thấy các cơ quan tố tụng chỉ xử lý tội "Cố ý gây thương tích" trên cơ sở nhận định đối tượng chỉ dùng axít tấn công chứ ý thức chủ quan không cố ý tước đoạt tính mạng mặc dù hậu quả rất tàn khốc.
Từ đây, luật sư Công cho rằng các nạn nhân bị tạt axít thoát chết do được đưa đi cấp cứu kịp thời cũng như những tiến bộ trong y học là ngoài ý muốn của kẻ thủ ác. Cho nên các cơ quan tố tụng cần phải xem xét đến tính chất, mức độ và hành vi mà kẻ phạm tội gây ra.
Dùng axít tấn công những vùng trọng yếu trên cơ thể như mặt, cổ, cơ quan sinh dục thì khả năng chết người là hoàn toàn có thể xảy ra. Cho nên, nếu có đủ cơ sở xác định hành vi dùng axít tấn công vào những vùng trọng yếu thì cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự tội "Giết người". Có như vậy mới mong những đòn thù bằng axít giảm đi.
Ác tâm
Chị Trinh bị phỏng toàn bộ khuôn mặt, cổ và một phần tay chân; Trâm bị phỏng toàn bộ vùng cổ và lưng; anh Tuấn Anh bị phỏng nặng vùng ngực và tay trái; riêng ông Cường bị thương vùng mắt.
Theo thông tin ban đầu, chiều 2-7, ông Lê Văn Hào mâu thuẫn với người hàng xóm là chị Trinh. Lời qua tiếng lại dẫn đến xô xát, sau đó ông Hào bỏ vào nhà đi ngủ. Lúc này, chị Trinh gọi điện báo cho bạn trai và em gái sự việc. Hai người này liền tìm đến, gọi cửa nhà ông Hào để nói chuyện.
Ông Hào đi ra ngoài và 2 bên đã xảy ra hỗn chiến. Hậu quả, khi ông Hào vung dao chém hàng xóm, vợ ông giơ tay can ngăn đã bị chém trúng làm đứt gân tay; ông này tiếp tục ném con dao sượt qua đầu mẹ chị Trinh, gây thương tích. Nghiêm trọng hơn, ông Hào còn chạy vào nhà lấy can axít có sẵn, hắt lên những người hàng xóm.
Bà Giang cho biết ông Hào thường xuyên gây sự với gia đình bà, trưa 2-7, ông Hào cố tình chạy xe cán vào buồng dừa bà để phía trước nhà bán cho khách. Thấy vậy, chị Trinh chạy ra chửi nhau với ông Hào và sự việc đau lòng đã xảy ra.
Về phần mình, sau một ngày gây án, sáng 3-7, ông Hào đã ra công an đầu thú. Ông Hào khai với công an rằng gia đình bà Giang thường xuyên để xe rác trước nhà ông gây hôi thối. Hiện vụ việc đang được Công an TP Biên Hòa tiếp tục làm rõ.
Cũng đang được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy chăm sóc, điều trị do bị phỏng axít nặng vùng mặt, chị Q.B.N (SN 1997, ngụ huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang) kể lại câu chuyện của mình trong sự ấm ức tột cùng.
Chị N. và Võ Hoàng Phương (SN 1987) là vợ chồng và có một con chung được 2 tuổi. Do hôn nhân không còn mặn nồng nên chị N. có ý định ly hôn.
Cách đây 3 tháng, Phương đã dùng axít tấn công vợ nhưng bị hụt, sau đó Phương ra công an làm cam kết. Ấy vậy mà, đến sáng 2-7, chị N. đang ngồi trong phòng chuẩn bị cho con ăn thì bất ngờ Phương mang bình axít đi từ phía sau nắm tóc vợ và chế axít từ mặt xuống cổ. Chị N. hoảng loạn nên hất ca axít vào người Phương khiến gã chồng bất nhẫn cũng bị phỏng vùng mặt.
Sau đó, gia đình đưa chị N. lên Bệnh viện Chợ Rẫy cấp cứu trong tình trạng bị phỏng nặng vùng mặt và cổ. Riêng Phương được gia đình đưa vào bệnh viện địa phương điều trị.
Phải tăng mức trừng trị
Hiện nay, rất nhiều vụ vợ chồng mâu thuẫn giải quyết bằng axít, ghen tuông, tư thù cũng giải quyết bằng axít khiến nhiều người cảm thấy hoang mang vì axít được mua rất dễ dàng. Một số vụ sau khi hứng đòn thù từ axít, nạn nhân sống không bằng chết và phải mang khuôn mặt xấu xí suốt cuộc đời. Rất nhiều vụ sau khi được điều trị đã bị tật nguyền, trầm cảm kéo dài, nhiều người tìm đến cái chết nhưng được gia đình can ngăn.
Luật sư Lê Nguyễn Quỳnh Thy (Đoàn Luật sư TP HCM) phân tích: Rất có thể những quy định của pháp luật chưa chế tài mạnh mẽ đối với những người dùng axít tấn công người khác là nguyên nhân "án axít" ngày càng tăng. "Trên thực tế, khi bị tạt axít thì tỉ lệ sống sót khá cao nên ít khi bị khép tội giết người".
Bởi theo luật sư Quỳnh Thy, để xác định tội danh "Cố ý gây thương tích" hay "Giết người", các cơ quan tố tụng phải điều tra mục đích, động cơ, ý thức của đối tượng gây án cũng như nồng độ axít dùng để phạm tội. Trong khi đó, luật sư Nguyễn Thành Công (Đoàn Luật sư TP HCM) nhận định rất hiếm kẻ thủ ác dùng axít tấn công đối phương chịu thừa nhận mình giết người.
Thực tế cho thấy các cơ quan tố tụng chỉ xử lý tội "Cố ý gây thương tích" trên cơ sở nhận định đối tượng chỉ dùng axít tấn công chứ ý thức chủ quan không cố ý tước đoạt tính mạng mặc dù hậu quả rất tàn khốc.
Từ đây, luật sư Công cho rằng các nạn nhân bị tạt axít thoát chết do được đưa đi cấp cứu kịp thời cũng như những tiến bộ trong y học là ngoài ý muốn của kẻ thủ ác. Cho nên các cơ quan tố tụng cần phải xem xét đến tính chất, mức độ và hành vi mà kẻ phạm tội gây ra.
Dùng axít tấn công những vùng trọng yếu trên cơ thể như mặt, cổ, cơ quan sinh dục thì khả năng chết người là hoàn toàn có thể xảy ra. Cho nên, nếu có đủ cơ sở xác định hành vi dùng axít tấn công vào những vùng trọng yếu thì cần phải truy cứu trách nhiệm hình sự tội "Giết người". Có như vậy mới mong những đòn thù bằng axít giảm đi.
"Án axít" ghen tuông, tư thù chiếm đa số Bệnh viện Chợ Rẫy cho biết hằng năm, nơi đây tiếp nhận hàng chục vụ bị phỏng do axít gây ra. Trừ những trường hợp do bất cẩn trong sinh hoạt, làm việc thì đa phần giải quyết bằng axít là do ghen tuông và tư thù. Theo lời khai của các nạn nhân, chỉ do mâu thuẫn nhỏ nhặt trong cuộc sống người ta cũng dùng axít để tấn công đối phương. Phổ biến nhất là do ghen tuông mù quáng mà vợ hoặc chồng, người yêu dùng axít hủy hoại dung nhan của nhau. Bác sĩ Trần Đoàn Đạo (nguyên Trưởng Khoa Phỏng, Bệnh viện Chợ Rẫy) cho biết ông từng điều trị và tiếp xúc hàng chục người bị tạt axít. Đặc điểm chung là họ rất đau khổ, dằn vặt và tổn thương nặng về tâm lý do phải mang một khuôn mặt khó coi. "Dù cho y học có tiến bộ đến cách mấy thì khuôn mặt nạn nhân vẫn mang một dáng vẻ rất nặng nề. Họ luôn mặc cảm và sống khép mình ở quãng đời còn lại, khó có cuộc sống bình thường như bao người khác" - bác sĩ Đạo nói. |
Tác giả: Phạm Dũng - Xuân Hoàng
Nguồn tin: Báo Người lao động
Nguồn tin: Báo Người lao động