Thế giới

Hội nghị ngoại trưởng ASEAN lâm vào bế tắc về vấn đề Biển Đông

ASEAN hôm qua không đạt được sự đồng thuận về cách đối phó với Trung Quốc ở Biển Đông, dù đã trải qua các vòng đàm phán chính thức và không chính thức.

Các ngoại trưởng ASEAN quan ngại về tình hình Biển Đông


Ngoại trưởng Lào Saleumxay Kommasith (trung tâm) phát biểu tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN. Ảnh: AFP

Các ngoại trưởng của 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á hôm qua thảo luận vài giờ trong ba phiên làm việc, bao gồm cả bữa ăn trưa, nhưng vẫn bế tắc vì Campuchia không muốn Trung Quốc bị chỉ trích, AP dẫn lời các nhà ngoại giao cho biết.

Sau khi kết thúc các vòng đàm phán đầu tiên, các nước hôm qua chỉ đưa ra một thông cáo báo chí rằng các bộ trưởng có "trao đổi quan điểm thẳng thắn và xây dựng về các vấn đề khu vực và quốc tế", cũng như tình hình ở Trung Đông, bán đảo Triều Tiên và Biển Đông.

Sau đó, các ngoại trưởng nghỉ để ăn trưa và tiến hành một cuộc họp kín và bớt nghiêm trang hơn. Không rõ liệu họ có đạt được bất kỳ tiến bộ nào không, vì phần nhiều các bộ trưởng đi ra và không nói gì với phóng viên. Không có tuyên bố nào được đưa ra.

Giống như tất cả cuộc họp ASEAN khác, hội nghị ngoại trưởng có truyền thống đưa ra thông cáo chung. Nhưng điểm đáng chú ý là liệu họ có đề cập đến vấn đề Biển Đông trong tuyên bố đó không.

Theo nguyên tắc của ASEAN, quyết định phải đạt được sự đồng thuận, có nghĩa là bất kỳ quốc gia nào cũng có quyền phủ quyết các đề xuất. Theo AP, lần này, Campuchia đã sử dụng quyền phủ quyết của mình. Năm 2012, Campuchia cũng từng ngăn ASEAN đề cập đến tranh chấp Biển Đông, khiến hội nghị ngoại trưởng lần đầu tiên không đưa ra được tuyên bố chung.

Các nhà ngoại giao giấu tên cho biết dự thảo thông cáo chung của các ngoại trưởng ASEAN năm nay vẫn để trống ở dưới mục Biển Đông, cho đến khi khối đạt được sự đồng thuận.

Các cuộc đàm phán hôm qua được thiết kế ​​để bàn luận về chủ nghĩa khủng bố, kinh tế, biến đổi khí hậu, an ninh, tác động của việc Anh chọn rời Liên minh châu Âu và các vấn đề khác. Nhưng tất cả điều này bị lu mờ bởi phán quyết ngày 12/7 của Tòa Trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.

Tòa Trọng tài ra phán quyết rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong yêu sách "đường lưỡi bò" mà nước này đơn phương vạch ra, bao trùm hầu hết diện tích Biển Đông. Ngoại trưởng Lào Saleumxay Kommasith (trung tâm) phát biểu tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN. Ảnh: AFP

Các ngoại trưởng của 10 nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á hôm qua thảo luận vài giờ trong ba phiên làm việc, bao gồm cả bữa ăn trưa, nhưng vẫn bế tắc vì Campuchia không muốn Trung Quốc bị chỉ trích, AP dẫn lời các nhà ngoại giao cho biết.

Sau khi kết thúc các vòng đàm phán đầu tiên, các nước hôm qua chỉ đưa ra một thông cáo báo chí rằng các bộ trưởng có "trao đổi quan điểm thẳng thắn và xây dựng về các vấn đề khu vực và quốc tế", cũng như tình hình ở Trung Đông, bán đảo Triều Tiên và Biển Đông.

Sau đó, các ngoại trưởng nghỉ để ăn trưa và tiến hành một cuộc họp kín và bớt nghiêm trang hơn. Không rõ liệu họ có đạt được bất kỳ tiến bộ nào không, vì phần nhiều các bộ trưởng đi ra và không nói gì với phóng viên. Không có tuyên bố nào được đưa ra.

Giống như tất cả cuộc họp ASEAN khác, hội nghị ngoại trưởng có truyền thống đưa ra thông cáo chung. Nhưng điểm đáng chú ý là liệu họ có đề cập đến vấn đề Biển Đông trong tuyên bố đó không.

Theo nguyên tắc của ASEAN, quyết định phải đạt được sự đồng thuận, có nghĩa là bất kỳ quốc gia nào cũng có quyền phủ quyết các đề xuất. Theo AP, lần này, Campuchia đã sử dụng quyền phủ quyết của mình. Năm 2012, Campuchia cũng từng ngăn ASEAN đề cập đến tranh chấp Biển Đông, khiến hội nghị ngoại trưởng lần đầu tiên không đưa ra được tuyên bố chung.

Các nhà ngoại giao giấu tên cho biết dự thảo thông cáo chung của các ngoại trưởng ASEAN năm nay vẫn để trống ở dưới mục Biển Đông, cho đến khi khối đạt được sự đồng thuận.

Các cuộc đàm phán hôm qua được thiết kế ​​để bàn luận về chủ nghĩa khủng bố, kinh tế, biến đổi khí hậu, an ninh, tác động của việc Anh chọn rời Liên minh châu Âu và các vấn đề khác. Nhưng tất cả điều này bị lu mờ bởi phán quyết ngày 12/7 của Tòa Trọng tài trong vụ Philippines kiện Trung Quốc về vấn đề Biển Đông.

Tòa Trọng tài ra phán quyết rằng Trung Quốc không có cơ sở pháp lý để đòi quyền lịch sử với các nguồn tài nguyên bên trong yêu sách "đường lưỡi bò" mà nước này đơn phương vạch ra, bao trùm hầu hết diện tích Biển Đông.

Tác giả bài viết: Phương Vũ

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP