Hè đến cũng là lúc thị trường việc làm bán thời gian ở Mỹ trở nên sôi động hơn bao giờ hết. Việc làm thêm không chỉ dành cho trẻ sinh ra trong gia đình thuộc tầng lớp lao động mà không ít cha mẹ giàu ở Mỹ cũng cho con đi làm thêm với mức lương tối thiểu.
Christopher Natal, 23 tuổi, sống ở Brooklyn Heights, sinh trưởng trong một gia đình giàu có ở Philadelphia, Mỹ nhưng vẫn đi làm thêm ở một cửa hàng bán giày dép.
Bố là cảnh sát trưởng, mẹ là quận trưởng, gia đình Natal không thiếu bất cứ thứ gì. Nhưng điều đó không có nghĩa là Natal dễ dàng có được mọi thứ mà cậu muốn.
“Bố mẹ cho tôi tất cả mọi thứ nhưng tôi phải làm việc để có nó”, Natal nói.
Natal bắt đầu đi làm thêm từ năm 17 tuổi và dùng số tiền kiếm được tự mua xe ô tô.
Bố mẹ Natal trả chi phí học hành cho cậu tại Học viện nghệ thuật Philadelphia. Nhưng khi Natal muốn theo đuổi sự nghiệp thời trang ở New York, anh phải tự trang trải các chi phí. Natal đã xin vào làm nhân viên bán hàng tại cửa hàng giày Nine West với mức lương tối thiếu.
Chuyên gia tư vấn tài chính cho các gia đình giàu, bà Susan Bruno cho rằng, sự cung phụng, cho đứa trẻ mọi thứ sẽ khiến chúng hư hỏng.
“Đó là quy luật tự nhiên. Nếu những đứa trẻ biết rằng chúng sẽ có một số tiền lớn mà không phải làm gì cả, chúng sẽ không có động lực để làm việc”, bà Susan nói.
Bà Susan cho biết, bà đã gặp nhiều trường hợp con chưa làm gì cha mẹ đã đưa hết tài sản cho chúng, khiến những đứa trẻ này không có tinh thần phấn đấu.
“Khi bạn đưa hết đặc quyền cho trẻ cũng là lúc bạn giết chết tinh thần phấn đấu của chúng. Không ít khách hàng bộc bạch với tôi rằng họ chưa bao giờ phải cố gắng hết mình bởi họ không phải làm vậy, tức đã có bố mẹ lo cho họ hết rồi”, bà Susan nói.
“Tình yêu khắc nghiệt là tình yêu tốt nhất”, luật sư Terry Solomon bày tỏ. Gia sản của bà Solomon đủ để hai con sống thoải mái nhưng bà quyết định rằng bà sẽ không chia cho các con cho đến khi chúng 40 tuổi.
“Tôi muốn các con phải tự thân vận động. Chúng cần phải tự hoàn thiện các kỹ năng và trải nghiệm để sống độc lập và cũng phải học cách làm từ thiện theo cách của chúng”, bà Solomon nói.
Bà Solomon, 57 tuổi, cũng đã từng đi làm thêm từ khi còn rất trẻ. Bà có công việc đầu tiên, là một bồi bàn, năm 17 tuổi.
Sinh trưởng trong gia đình giàu có nhưng Emma Quinn lại thích sống bằng sức lao động của chính mình. Emma bắt đầu đi làm kiếm tiền từ năm 14 tuổi.
“Làm việc giúp tôi hiểu rằng cha mẹ đã phải cố gắng bao nhiêu để mang đến cuộc sống sung túc cho tôi. Bố mẹ tôi có tiền nhưng tôi luôn muốn kiếm tiền bằng đôi tay mình. Tôi không muốn sống dựa vào bố mẹ suốt đời”, Emma chia sẻ.
Nhờ kinh nghiệm làm thêm đủ các loại công việc từ năm 14 tuổi, ngay khi ra trường Emma đã xin được việc. Bố mẹ thừa khả năng cho Emma một cuộc sống đủ đầy nhưng cô gái trẻ quyết tâm tự kiếm tiền chi trả cho sinh hoạt của bản thân.
Christopher Natal, 23 tuổi, sống ở Brooklyn Heights, sinh trưởng trong một gia đình giàu có ở Philadelphia, Mỹ nhưng vẫn đi làm thêm ở một cửa hàng bán giày dép.
Bố là cảnh sát trưởng, mẹ là quận trưởng, gia đình Natal không thiếu bất cứ thứ gì. Nhưng điều đó không có nghĩa là Natal dễ dàng có được mọi thứ mà cậu muốn.
“Bố mẹ cho tôi tất cả mọi thứ nhưng tôi phải làm việc để có nó”, Natal nói.
Natal bắt đầu đi làm thêm từ năm 17 tuổi và dùng số tiền kiếm được tự mua xe ô tô.
Bố mẹ Natal trả chi phí học hành cho cậu tại Học viện nghệ thuật Philadelphia. Nhưng khi Natal muốn theo đuổi sự nghiệp thời trang ở New York, anh phải tự trang trải các chi phí. Natal đã xin vào làm nhân viên bán hàng tại cửa hàng giày Nine West với mức lương tối thiếu.
Chuyên gia tư vấn tài chính cho các gia đình giàu, bà Susan Bruno cho rằng, sự cung phụng, cho đứa trẻ mọi thứ sẽ khiến chúng hư hỏng.
“Đó là quy luật tự nhiên. Nếu những đứa trẻ biết rằng chúng sẽ có một số tiền lớn mà không phải làm gì cả, chúng sẽ không có động lực để làm việc”, bà Susan nói.
Bà Susan cho biết, bà đã gặp nhiều trường hợp con chưa làm gì cha mẹ đã đưa hết tài sản cho chúng, khiến những đứa trẻ này không có tinh thần phấn đấu.
“Khi bạn đưa hết đặc quyền cho trẻ cũng là lúc bạn giết chết tinh thần phấn đấu của chúng. Không ít khách hàng bộc bạch với tôi rằng họ chưa bao giờ phải cố gắng hết mình bởi họ không phải làm vậy, tức đã có bố mẹ lo cho họ hết rồi”, bà Susan nói.
“Tình yêu khắc nghiệt là tình yêu tốt nhất”, luật sư Terry Solomon bày tỏ. Gia sản của bà Solomon đủ để hai con sống thoải mái nhưng bà quyết định rằng bà sẽ không chia cho các con cho đến khi chúng 40 tuổi.
“Tôi muốn các con phải tự thân vận động. Chúng cần phải tự hoàn thiện các kỹ năng và trải nghiệm để sống độc lập và cũng phải học cách làm từ thiện theo cách của chúng”, bà Solomon nói.
Bà Solomon, 57 tuổi, cũng đã từng đi làm thêm từ khi còn rất trẻ. Bà có công việc đầu tiên, là một bồi bàn, năm 17 tuổi.
Sinh trưởng trong gia đình giàu có nhưng Emma Quinn lại thích sống bằng sức lao động của chính mình. Emma bắt đầu đi làm kiếm tiền từ năm 14 tuổi.
“Làm việc giúp tôi hiểu rằng cha mẹ đã phải cố gắng bao nhiêu để mang đến cuộc sống sung túc cho tôi. Bố mẹ tôi có tiền nhưng tôi luôn muốn kiếm tiền bằng đôi tay mình. Tôi không muốn sống dựa vào bố mẹ suốt đời”, Emma chia sẻ.
Nhờ kinh nghiệm làm thêm đủ các loại công việc từ năm 14 tuổi, ngay khi ra trường Emma đã xin được việc. Bố mẹ thừa khả năng cho Emma một cuộc sống đủ đầy nhưng cô gái trẻ quyết tâm tự kiếm tiền chi trả cho sinh hoạt của bản thân.
Tác giả bài viết: Kim Minh (Theo NYdailynews)
Nguồn tin: