►Thay thế Thông tư 30 bằng Thông tư 22 sát thực tế hơn
► Sửa đổi Thông tư 30: Các nhà quản lí giáo dục nói gì?
LTS: Nhận xét về Thông tư 22 ra đời thay thế, bổ sung cho Thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cô giáo Phan Tuyết cho rằng Thông tư mới sẽ giúp giảm áp lực về sổ sách, không “cào bằng” trình độ học sinh và hạn chế loạn khen; giúp nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học.
Bên cạnh đó, cô Phan Tuyết còn nêu ra băn khoăn về điểm bổ sung của Thông tư 22 là thêm kì thi kiểm tra giữa kì I và II (với môn Toán, Tiếng Việt lớp 4, 5) có lấy điểm trong khi điểm số lại không liên quan đến việc đánh giá học sinh, vậy việc này có ý nghĩa gì?
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!
Sau 2 năm thực hiện Thông tư 30 đã bộc lộ nhiều yếu điểm chưa thật sự phù hợp, mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho ra đời Thông tư 22 khắc phục những tồn tại của Thông tư 30 mang lại.
Bài viết là góc nhìn của một giáo viên Tiểu học người hàng ngày sẽ trực tiếp áp dụng và thi hành Thông tư 22.
Có thể nói, về cơ bản Thông tư 22 đã khắc phục được những bất cập lớn của Thông tư 30 trước đây mắc phải như áp lực về hồ sơ sổ sách giáo viên, đánh giá, nhận xét học sinh mang tính “cào bằng”, khen thưởng “vô tội vạ”…
Giảm áp lực về hồ sơ sổ sách
Với Thông tư 30, giáo viên suốt ngày miệt mài với hàng trăm lời nhận xét từ vở học sinh đến sổ theo dõi chất lượng, sổ nhật kí…
► Sửa đổi Thông tư 30: Các nhà quản lí giáo dục nói gì?
LTS: Nhận xét về Thông tư 22 ra đời thay thế, bổ sung cho Thông tư 30 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cô giáo Phan Tuyết cho rằng Thông tư mới sẽ giúp giảm áp lực về sổ sách, không “cào bằng” trình độ học sinh và hạn chế loạn khen; giúp nâng cao chất lượng giáo dục Tiểu học.
Bên cạnh đó, cô Phan Tuyết còn nêu ra băn khoăn về điểm bổ sung của Thông tư 22 là thêm kì thi kiểm tra giữa kì I và II (với môn Toán, Tiếng Việt lớp 4, 5) có lấy điểm trong khi điểm số lại không liên quan đến việc đánh giá học sinh, vậy việc này có ý nghĩa gì?
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả!
Sau 2 năm thực hiện Thông tư 30 đã bộc lộ nhiều yếu điểm chưa thật sự phù hợp, mới đây Bộ Giáo dục và Đào tạo đã cho ra đời Thông tư 22 khắc phục những tồn tại của Thông tư 30 mang lại.
Bài viết là góc nhìn của một giáo viên Tiểu học người hàng ngày sẽ trực tiếp áp dụng và thi hành Thông tư 22.
Có thể nói, về cơ bản Thông tư 22 đã khắc phục được những bất cập lớn của Thông tư 30 trước đây mắc phải như áp lực về hồ sơ sổ sách giáo viên, đánh giá, nhận xét học sinh mang tính “cào bằng”, khen thưởng “vô tội vạ”…
Giảm áp lực về hồ sơ sổ sách
Với Thông tư 30, giáo viên suốt ngày miệt mài với hàng trăm lời nhận xét từ vở học sinh đến sổ theo dõi chất lượng, sổ nhật kí…
Thông tư 22 ra đời là sự tiếp nối tinh thần nhân văn của Thông tư 30 (Ảnh: TTXVN).
Giáo viên lo hoàn thành hồ sơ, sổ sách cho kịp tiến bộ, không ít giáo viên đã tranh thủ cả giờ dạy để ghi phê nên không tránh khỏi chất lượng học tập của các em bị giảm sút.
Theo quy định trong Thông tư 22, sổ theo dõi chất lượng giáo dục sẽ được thay bằng bảng tổng hợp kết quả đánh giá giáo dục, ngoài ra không có thêm một loại sổ sách nào khác.
Giáo viên được trao quyền chủ động theo dõi sự tiến bộ của học sinh, thầy cô có thể ghi chép những lưu ý của mình với những học sinh có tiến bộ nổi trội hoặc có nội dung chưa hoàn thành để tự mình nắm bắt thông tin và sử dụng khi cần.
Đây là điểm thay đổi tiến bộ sẽ giúp giáo viên có nhiều thời gian hơn để quan tâm, dạy dỗ học sinh, ngoài việc góp phần nâng cao chất lượng dạy và học còn giúp thầy cô thuận lợi hơn trong việc đánh giá và nhận xét.
Học sinh không bị “cào bằng”
Đánh giá chất lượng học tập của học sinh, Thông tư 30 chỉ có 2 mức hoàn thành và chưa hoàn thành. Với cách đánh giá này, được xem là “cào bằng” bởi gần như 100% học sinh ở các trường cuối năm học đều đạt mức hoàn thành.
Nhiều giáo viên bày tỏ, cách đánh giá như thế nặng về định tính, không khơi dậy được tinh thần phấn đấu và nỗ lực của học sinh. Có lẽ thế nên nhiều em luôn bằng lòng với kết quả hiện tại mà ít chịu nỗ lực, vươn lên như trước.
Thông tư 22 sẽ khắc phục bằng 3 mức đánh giá: Hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành.
Với kết quả đánh giá như thế, sẽ khuyến khích được sự nỗ lực phấn đấu của học sinh, chính các bậc phụ huynh cũng nắm rõ được năng lực học tập thực sự của con mình để giúp các em ngày một tiến bộ.
Về năng lực phẩm chất, Thông tư 22 cũng quy định thông qua quá trình đánh giá thường xuyên đến giữa và cuối mỗi học kì, lượng hóa mỗi năng lực, phẩm chất thành ba mức: Tốt, Đạt, Cần cố gắng (trước đây theo Thông tư 30 chỉ có 2 mức Đạt và Chưa đạt).
Với việc điều chỉnh này, giáo viên đánh giá học sinh chính xác hơn, phụ huynh nhìn vào kết quả đánh giá của nhà trường có những giải pháp kịp thời giúp đỡ học sinh khắc phục hạn chế, phát huy những điểm tích cực để các em ngày một tiến bộ hơn.
Hạn chế việc loạn khen
Thông tư 22 quy định khen thưởng những học sinh hoàn thành xuất sắc các nội dung học tập, rèn luyện (kết quả đánh giá các môn học đạt Hoàn thành tốt, các năng lực, phẩm chất đạt Tốt; bài kiểm tra định kì cuối năm học các môn học đạt 9 điểm trở lên) và những học sinh có thành tích vượt trội hay tiến bộ vượt bậc về từng nội dung đánh giá.
Điều này giúp cho giáo viên và nhà trường thuận lợi hơn trong vấn đề khen thưởng học sinh mà vẫn đảm bảo yêu cầu không gây áp lực cho học sinh, phụ huynh và nhằm hạn chế bệnh thành tích trong giáo dục.
Đôi điều băn khoăn
Bên cạnh những điểm đổi mới tích cực mà Thông tư 22 mang lại, không ít giáo viên còn băn khoăn.
Thông tư 22 quy định thêm:
“Đối với lớp 4, lớp 5, có thêm bài kiểm tra định kì môn Tiếng Việt, môn Toán vào giữa học kì I và giữa học kì II”.
Trong suốt thời gian học, các em chỉ quen với những lời nhận xét, nhưng giữa hai kì lại tổ chức kiểm tra lấy điểm mà điểm số cũng chẳng liên quan gì đến việc đánh giá xếp loại học lực của các em, vậy có ích gì?
Việc học bạ còn thiết kế rườm rà, nhiều thông tin trùng lặp cho một học sinh.
Giáo viên phải viết nhiều lời nhận xét nhưng lại chẳng giúp học sinh, phụ huynh được đọc để rút kinh nghiệm những tồn tại hoặc tiếp tục phát huy những thế mạnh.
Tác giả bài viết: Phan Tuyết