Giáo dục

Gian nan vận động học sinh vùng cao trở lại trường

Nếu như phụ huynh ở thành phố đang chen chân để bốc thăm cho con được học trường công thì thì ở vùng cao như Bắc Lý (Kỳ Sơn), các thầy cô phải lặn lội vận động từng em đến trường.

Trường Tiểu học Bắc Lý 2 là một trong những đơn vị còn khó khăn, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, giao thông đi lại cách trở.Trường có 7 điểm trường trong đó có 6 điểm trường lẻ, nằm ở 7 bản làng trên địa bàn xã biên giới Bắc Lý.

Năm học 2016 - 2017, toàn trường có 296 học sinh, chủ yếu là con em đồng bào người Thái, Khơ Mú, và đồng bào Mông, tham gia học tập ở 26 lớp. Để bảo đảm năm học mới diễn ra thuận lợi, ngay những ngày đầu tháng 8, ngoài công tác vệ sinh trường lớp, chuẩn bị cơ sở vật chất, tập huấn chuyên môn nghiệp vụ, cho năm học mới, tập thể cán bộ giáo viên Trường Tiểu học Bắc Lý 2, còn tổ chức các đoàn đi vận động học sinh đến trường.

Trường Tiểu học Bắc Lý 2, Là một trong những đơn vị còn nhiều khó khăn, cơ sở vật chất còn nhiều thiếu thốn, giao thông đi lại nhiều cách trở, trường có 7 điểm trường trong đó có 6 điểm trường lẻ, nằm ở 7 bản làng trên địa bàn xã biên giới Bắc Lý. Hầ hết học sinh là con em đâồng bào dân tộc Thái, Khơ Mú và người Mông. Ảnh: Lữ Phú
Trường Tiểu học Bắc Lý 2 có hầu hết học sinh là con em đồng bào dân tộc Thái, Khơ Mú, Mông. Ảnh: Lữ Phú

Chúng tôi theo chân các thầy cô giáo của trường tới vận động gia đình anh Vi Khăm Pán, bản Buộc, xã Bắc Lý - một trong những hộ nghèo nhất bản, lại đông con, kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào một mùa rẫy.

Vì gia cảnh nghèo 3 người con lớn của gia đình anh Pán đã bỏ học để theo cha mẹ lên rẫy. Còn cậu con trai thứ 4 là Vi Văn Hiếu mới học hết lớp 2. Năm học vừa qua Hiếu là một trong những học sinh giỏi của trường nhưng em cho biết, vì muốn phụ giúp gia đình nên năm học 2017 - 2018 em dự định thôi học ở nhà giúp bố trông em nhỏ.

Giáo viên trường tiểu học Bắc Lý 2, xã Bắc Lý, Kỳ Sơn, vận động gia đình ông Vi Khăm Pán, bản Buộc, xã Bắc Lý, cho em Vi Văn Hiếu, tiếp tục đi học lớp 3.
Giáo viên Trường Tiểu học Bắc Lý 2, xã Bắc Lý, Kỳ Sơn đến tận nhà anh Vi Khăm Pán, bản Buộc, xã Bắc Lý để vận động em Vi Văn Hiếu tiếp tục đi học lớp 3. Ảnh: Lữ Phú

Anh Pán cũng cho hay, vì gia cảnh quá khó khăn nên muốn để con ở nhà giúp mẹ việc vặt và trông em.

Sau khi được các thầy cô hết lời động viên, ông bố của 5 đứa trẻ nghe chừng cũng xuôi và hứa sẽ sớm cho con trở lại trường.

Thầy Nguyễn Công Hảo, tổ trưởng tổ vận động học sinh, trường Tiểu học Bắc Lý 2 cho hay, năm nào cũng có những hoàn cảnh với lý do tương tự như của nhà anh Vi Khăm Pán. Đặc biệt, trong dịp hè các em học sinh thường đi ngủ rẫy với cha mẹ, cho nên khi hết hè, việc đến gặp và huy động các em đi học trở lại có phần khó khăn. Tìm được lán rẫy của gia đình các em đã khó, vận động các em và cha mẹ lại càng khó bội phần.

Mặc dù ở độ tuổi đến trường nhưng nhiều em nhỏ ở xã biên giới Bắc Lý, phải bỏ học ở nhà giúp bố, mẹ trông em. Thậm chí có em phải theo cha mẹ lên rẫy hàng ngày. Ảnh: Lữ Phú
Mặc dù ở độ tuổi đến trường nhưng nhiều em nhỏ ở xã biên giới Bắc Lý, phải bỏ học ở nhà giúp bố, mẹ trông em. Thậm chí có em phải theo cha mẹ lên rẫy hàng ngày. Ảnh: Lữ Phú

Các thầy cô, ngoài việc đến từng lán rẫy, còn phải thường xuyên thăm dò tình hình kinh tế, tìm hiểu gia cảnh để có những động viên kịp thời.

Chính nhờ sự nhiệt tình, trách nhiệm của những người gieo chữ mà học sinh xã vùng khó này có cơ hội tới lớp nhiều hơn. Từ khi có lịch tập trung (đầu tháng 8) tới giờ, phần lớn các em cũng đã đến trường đầy đủ, còn thiếu một vài em theo cha mẹ ở rẫy, sau khi gặp gỡ, thuyết phục thì bố mẹ các em cũng đã hứa cho các em đi học.

Hoàn cảnh khó khăn của gia đình là một trở ngại lớn đối với việc tới lớp của các em nhỏ vùng cao. Ảnh: Lữ Phú
Hoàn cảnh khó khăn của gia đình là một trở ngại lớn đối với việc tới lớp của các em nhỏ vùng cao. Ảnh: Lữ Phú

Thầy Hảo cũng thông tin: Là một trường vùng khó khăn với hơn 100% học sinh là người dân tộc thiểu số, thế nhưng nhiều năm qua, Trường Tiểu học Bắc Lý 2, xã Bắc Lý, huyện Kỳ Sơn, luôn đảm bảo duy trì sĩ số, học sinh đến lớp ở mức gần như tuyệt đối.

Không những thế, chất lượng dạy và học của nhà trường ngày càng được nâng lên. Ngoài công tác giảng dạy, trong năm học 2016 - 2017 nhà trường còn tổ chức nhiều hoạt động, tạo ra các sân chơi thiết thực, bổ ích tại trường chính cũng như các điểm trường lẻ nhằm tạo niềm vui thu hút học sinh đến trường.

Phần lớn các em đã đến trường, chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới. Ảnh: Lữ Phú
Phần lớn các em đã đến trường, chuẩn bị sẵn sàng cho năm học mới. Ảnh: Lữ Phú

Thầy Lê Xuân Khai, Hiệu trưởng cho biết thêm: Năm học này, ngay từ ngày 1 tháng 8 nhà trường đã huy động cán bộ, công nhân viên lên trường để trả phép và phân công đi tất cả các điểm bản để chỉ đạo công tác xây dựng cơ sở vật chất chuẩn bị cho đầu năm học.

"Nếu có mong muốn thì tôi chỉ mong được giúp đỡ thêm về cơ sở vật chất cho nhà trường vì hiện tại nhà trường có 26 phòng học trong đó chỉ có 4 phòng học kiên cố hóa, còn lại là nhà cấp bốn đã xuống cấp"./.

Tác giả: Lữ Phú

Nguồn tin: Báo Nghệ An

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP