Ngày 5-7, đưa Phùng Hữu Sơn (SN 1958, trú ở phường Cầu Diễn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội) ra xét xử sơ thẩm, TAND TP Hà Nội đã quyết định tuyên phạt bị cáo này 14 năm tù về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”. Bị hại trong vụ án là 107 người, ở nhiều tỉnh, thành phố.
Tại tòa nội dung vụ án được làm rõ, năm 1999, Phùng Hữu Sơn thành lập doanh nghiệp để kinh doanh các mặt hàng gốm sứ với một số công ty nước ngoài. Trong quá trình đó, các công ty của Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, nếu muốn thì họ sẽ gửi thư mời để doanh nghiệp của Sơn cử người ra nước ngoài tu nghiệp.
Nắm được mánh lới, Sơn nhanh chóng bàn bạc với một số đối tượng liên quan (đã bị xử lý trước pháp luật), đồng thời bổ sung giấy phép kinh doanh thêm ngành nghề “dịch vụ lao động và giới thiệu việc làm”. Tuy nhiên, khi bổ sung thêm ngành nghề mới, công ty do Sơn làm giám đốc vẫn chưa đủ điều kiện xuất khẩu lao động.
Dù vậy, Sơn vẫn chỉ đạo nhân viên và một số đối tượng đứng ra thu tiền, hồ sơ của những người có nhu cầu sang Hàn Quốc và Đài Loan lao động với chi phí từ 2.000 USD đến 3.500 USD/người. Bằng thủ đoạn đó, tính đến cuối năm 2000, Sơn cùng đồng bọn đã thu của 107 người với tổng số tiền 230.600 USD và 296 triệu đồng.
Thế nhưng tất cả những người nộp hồ sơ và tiền cho nhóm Sơn đều không được ra nước ngoài lao động. Chiếm đoạt được phần lới số tiền nêu trên, giám đốc doanh nghiệp làm ăn bậy bạ liền bỏ trốn sang Cộng hòa Séc sinh sống.
Và trong thời gian trốn tránh pháp luật tại Séc, Sơn hai lần bị tòa án ở quốc gia này kết án tù vì tội “Cư trú bất hợp pháp”. Mãn hạn tù lần thứ hai ở nước bạn, tháng 10-2016, đối tượng bị dẫn độ về Việt Nam và phải nhận sự trừng phạt của pháp luật về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Tại tòa nội dung vụ án được làm rõ, năm 1999, Phùng Hữu Sơn thành lập doanh nghiệp để kinh doanh các mặt hàng gốm sứ với một số công ty nước ngoài. Trong quá trình đó, các công ty của Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc) cho biết, nếu muốn thì họ sẽ gửi thư mời để doanh nghiệp của Sơn cử người ra nước ngoài tu nghiệp.
Nắm được mánh lới, Sơn nhanh chóng bàn bạc với một số đối tượng liên quan (đã bị xử lý trước pháp luật), đồng thời bổ sung giấy phép kinh doanh thêm ngành nghề “dịch vụ lao động và giới thiệu việc làm”. Tuy nhiên, khi bổ sung thêm ngành nghề mới, công ty do Sơn làm giám đốc vẫn chưa đủ điều kiện xuất khẩu lao động.
Dù vậy, Sơn vẫn chỉ đạo nhân viên và một số đối tượng đứng ra thu tiền, hồ sơ của những người có nhu cầu sang Hàn Quốc và Đài Loan lao động với chi phí từ 2.000 USD đến 3.500 USD/người. Bằng thủ đoạn đó, tính đến cuối năm 2000, Sơn cùng đồng bọn đã thu của 107 người với tổng số tiền 230.600 USD và 296 triệu đồng.
Thế nhưng tất cả những người nộp hồ sơ và tiền cho nhóm Sơn đều không được ra nước ngoài lao động. Chiếm đoạt được phần lới số tiền nêu trên, giám đốc doanh nghiệp làm ăn bậy bạ liền bỏ trốn sang Cộng hòa Séc sinh sống.
Và trong thời gian trốn tránh pháp luật tại Séc, Sơn hai lần bị tòa án ở quốc gia này kết án tù vì tội “Cư trú bất hợp pháp”. Mãn hạn tù lần thứ hai ở nước bạn, tháng 10-2016, đối tượng bị dẫn độ về Việt Nam và phải nhận sự trừng phạt của pháp luật về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản”.
Tác giả bài viết: Lâm Vinh
Nguồn tin: