Những chiếc ô tô điện cất cánh và hạ cánh theo chiều thẳng đứng như trực thăng, bay trong thành phố phục vụ nhu cầu đi lại hằng ngày của con người đang dần trở thành hiện thực.
Nhanh, rẻ, êm
Sự vào cuộc của hàng loạt đại gia công nghệ trên thế giới vào lĩnh vực này khiến ý tưởng từng chỉ có trong phim khoa học viễn tưởng đến gần với thực tế hơn bao giờ hết. Mới nhất phải kể tới kế hoạch đầy tham vọng từ công ty cung cấp dịch vụ gọi xe qua ứng dụng Uber Technologies (Mỹ) được công bố tại một hội nghị tại TP Dallas - Mỹ hồi cuối tháng rồi. Theo đó, công ty này quyết tâm đến năm 2020 sẽ tung ra mạng lưới "ô tô bay" có tên gọi "Uber Elevate" để chiếm lĩnh bầu trời với dịch vụ tương tự đang cung cấp dưới mặt đất.
Giám đốc sản phẩm của Uber, ông Jeff Holden, cho biết những chiếc taxi bay của công ty, gọi là "Uber Elevate", sẽ được thiết kế nhỏ gọn, cất và hạ cánh thẳng đứng (gọi tắt là VTOL), không thải khí độc hại và chạy êm trong thành phố. Hãng dự kiến sẽ thí điểm mạng lưới này tại TP Dubai - Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất và vùng đô thị Dallas-Fort Worth ở bang Texas - Mỹ vào năm 2020.
Theo ước tính của Uber, nếu di chuyển bằng ô tô phải mất hơn 2 giờ để đi từ khu Marina ở TP San Francisco tới trung tâm TP San Jose. Với taxi bay, thời gian được rút ngắn xuống còn chưa đầy 15 phút. Mức phí "bay" dự kiến chưa đến 1 USD/km, tức cao hơn chút đỉnh so với dịch vụ trên mặt đất. Về dài hạn, Uber kỳ vọng có thể kéo giá thành sử dụng taxi bay xuống thấp hơn chi phí sở hữu ô tô cá nhân.
Trước mắt, Dubai dự kiến bắt đầu triển khai loại taxi bay đầu tiên mang tên Ehang 184 do Trung Quốc sản xuất vào tháng 7 năm nay. Có điều Ehang 184 giống như một phiên bản phương tiện bay tự động (AAV) dùng để chở con người. Mẫu AAV này hiện đạt tốc độ 100 km/giờ ở độ cao 300 m, chở được 1 người nặng không quá 100 kg trong hành trình kéo dài khoảng 23 phút.
Cạnh tranh gay gắt
Không chỉ Uber mà những đại gia công nghệ khác như Google cũng đang ráo riết thử nghiệm phương tiện VTOL. Dù vậy, một công ty ít tiếng tăm hơn của Đức, có tên là Lilium, dường như đã về đích trước. Hồi cuối tháng 4, công ty này vừa công bố video khẳng định đã thử nghiệm thành công một ô tô bay chạy bằng điện, có khả năng cất cánh và hạ cánh thẳng đứng, có thể được dùng làm taxi bay trong thành phố. Lilium cho biết phương tiện bay này có 2 chỗ ngồi, bay được 300 km cho một lần sạc và đạt vận tốc tối đa lên đến 300 km/giờ. Hành khách có thể được hưởng giá cả cạnh tranh so với taxi thông thường nhưng tốc độ nhanh gấp 5 lần.
Theo báo The Guardian (Anh), trong số những đối thủ của Lilium có cái tên vốn đã quá đình đám trong lĩnh vực hàng không là Airbus. Hãng chế tạo máy bay hàng đầu thế giới này sắp sửa thử nghiệm phiên bản ô tô bay tự lái một ghế ngồi vào cuối năm nay. Trong khi đó, sau hơn 10 năm nghiên cứu và phát triển, hãng AeroMobil (Slovakia) vào cuối tháng 4 lần đầu tiên trình làng mẫu ô tô vừa bay vừa chạy trên mặt đất tại một cuộc triển lãm ở Monaco. Công ty cho biết những sản phẩm đầu tiên sẽ ra mắt thị trường vào năm 2020, có giá từ 1,3-1,6 triệu USD.
Tác giả: Đỗ Quyên
Nguồn tin: Báo Người lao động
Nhanh, rẻ, êm
Sự vào cuộc của hàng loạt đại gia công nghệ trên thế giới vào lĩnh vực này khiến ý tưởng từng chỉ có trong phim khoa học viễn tưởng đến gần với thực tế hơn bao giờ hết. Mới nhất phải kể tới kế hoạch đầy tham vọng từ công ty cung cấp dịch vụ gọi xe qua ứng dụng Uber Technologies (Mỹ) được công bố tại một hội nghị tại TP Dallas - Mỹ hồi cuối tháng rồi. Theo đó, công ty này quyết tâm đến năm 2020 sẽ tung ra mạng lưới "ô tô bay" có tên gọi "Uber Elevate" để chiếm lĩnh bầu trời với dịch vụ tương tự đang cung cấp dưới mặt đất.
Giám đốc sản phẩm của Uber, ông Jeff Holden, cho biết những chiếc taxi bay của công ty, gọi là "Uber Elevate", sẽ được thiết kế nhỏ gọn, cất và hạ cánh thẳng đứng (gọi tắt là VTOL), không thải khí độc hại và chạy êm trong thành phố. Hãng dự kiến sẽ thí điểm mạng lưới này tại TP Dubai - Các Tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất và vùng đô thị Dallas-Fort Worth ở bang Texas - Mỹ vào năm 2020.
Theo ước tính của Uber, nếu di chuyển bằng ô tô phải mất hơn 2 giờ để đi từ khu Marina ở TP San Francisco tới trung tâm TP San Jose. Với taxi bay, thời gian được rút ngắn xuống còn chưa đầy 15 phút. Mức phí "bay" dự kiến chưa đến 1 USD/km, tức cao hơn chút đỉnh so với dịch vụ trên mặt đất. Về dài hạn, Uber kỳ vọng có thể kéo giá thành sử dụng taxi bay xuống thấp hơn chi phí sở hữu ô tô cá nhân.
Trước mắt, Dubai dự kiến bắt đầu triển khai loại taxi bay đầu tiên mang tên Ehang 184 do Trung Quốc sản xuất vào tháng 7 năm nay. Có điều Ehang 184 giống như một phiên bản phương tiện bay tự động (AAV) dùng để chở con người. Mẫu AAV này hiện đạt tốc độ 100 km/giờ ở độ cao 300 m, chở được 1 người nặng không quá 100 kg trong hành trình kéo dài khoảng 23 phút.
Cạnh tranh gay gắt
Không chỉ Uber mà những đại gia công nghệ khác như Google cũng đang ráo riết thử nghiệm phương tiện VTOL. Dù vậy, một công ty ít tiếng tăm hơn của Đức, có tên là Lilium, dường như đã về đích trước. Hồi cuối tháng 4, công ty này vừa công bố video khẳng định đã thử nghiệm thành công một ô tô bay chạy bằng điện, có khả năng cất cánh và hạ cánh thẳng đứng, có thể được dùng làm taxi bay trong thành phố. Lilium cho biết phương tiện bay này có 2 chỗ ngồi, bay được 300 km cho một lần sạc và đạt vận tốc tối đa lên đến 300 km/giờ. Hành khách có thể được hưởng giá cả cạnh tranh so với taxi thông thường nhưng tốc độ nhanh gấp 5 lần.
Theo báo The Guardian (Anh), trong số những đối thủ của Lilium có cái tên vốn đã quá đình đám trong lĩnh vực hàng không là Airbus. Hãng chế tạo máy bay hàng đầu thế giới này sắp sửa thử nghiệm phiên bản ô tô bay tự lái một ghế ngồi vào cuối năm nay. Trong khi đó, sau hơn 10 năm nghiên cứu và phát triển, hãng AeroMobil (Slovakia) vào cuối tháng 4 lần đầu tiên trình làng mẫu ô tô vừa bay vừa chạy trên mặt đất tại một cuộc triển lãm ở Monaco. Công ty cho biết những sản phẩm đầu tiên sẽ ra mắt thị trường vào năm 2020, có giá từ 1,3-1,6 triệu USD.
Nhiều thách thức Vẫn còn không ít trở ngại cần vượt qua để giấc mơ xe bay thành hiện thực. Ngoài vấn đề giá thành và công nghệ, nhà sản xuất còn phải thuyết phục được các cơ quan quản lý và người sử dụng về độ an toàn của sản phẩm này trong bối cảnh chính phủ nhiều nước đang kiểm soát chặt chẽ việc sử dụng phương tiện bay không người lái. |
Tác giả: Đỗ Quyên
Nguồn tin: Báo Người lao động