Đề thi thể hiện tính phân hóa tốt khi có đầy đủ các câu hỏi ở 4 mức độ: Nhận biết, thông hiểu, vận dụng và vận dụng cao. Cái hay của đề mẫu là “quét” hết được toàn bộ chương trình.
Thậm chí, những câu hỏi mà trước nay thi tự luận không thể ra được để “nhường đất” cho những bài toán truyền thống thì với hình thức thi trắc nghiệm năm nay tận dụng ra được một số bài toán có liên hệ thực tế như câu 7 bài toán chuyển động vật lí, câu 14 về phòng thí nghiệm, câu 28 ứng dụng tích phân tính diện tích trồng hoa,….
So với đề Bộ công bố hồi tháng 10/2016 thì số câu có thể bấm máy tính để tìm ra kết quả đã giảm xuống. Cụ thể từng chương như sau:
Thứ nhất: 11 câu đồ thị hàm số: nội dung câu hỏi trải rộng các phần tiệm cận, tương giao, cực đại, cực tiểu, đồng biến nghịch biến, biện luận nghiệm, biện luận hệ số của đồ thị,…các em phải nắm chắc kiếm thức sách giáo khoa là có thể giải được các câu này. Riêng câu 7 về bài toán chuyển động vật lí, có yếu tố lạ, yêu cầu vận dụng kiến thức vật lí kết hợp với hàm số để giải
Thứ hai : 10 câu Loga- hàm số mũ: hỏi cả các công thức cơ bản trong sách giáo khoa, yêu cầu học sinh giải các Phương trình, Bất phương trình đơn giản, tính đạo hàm của loga, biện luận hệ số, biện luận nghiệm của Phương trình loga, tìm cực trị,…Riêng câu 14 về phòng thí nghiệm là mới mẻ với học sinh, bài toán ứng dụng thực tiễn, tuy nhiên câu này các em bình tĩnh ứng dụng kiến thức loga là giải được.
Thứ ba : 7 câu nguyên hàm tích phân: yêu cầu học sinh tìm nguyên hàm các hàm số đơn giản, tính diện tích hình phẳng, các em chỉ cần vận dụng tốt kiến thức sách giáo khoa là giải được. Riêng câu 28 lạ với học sinh, là câu hỏi thực tiễn, ứng dụng tính diện tích hình phẳng là tìm được diện tích khu vườn.
Thứ tư : 6 câu số phức: Nội dung không mới, vẫn gồm các phần cơ bản như tìm phần thực phần ảo, số phức liên hợp, modun, biểu diễn nghiệm trên hệ tọa độ, biện luận hệ số,.. các em đặc biệt lưu ý là không có phần lương giác của số phức!
Thứ năm: 8 câu hình không gian : nội dung hỏi rất rộng trong chương trình sách giáo khoa, hình chop, đa diện, lăng trụ, khối nón, hình hộp chữ nhật,.. câu 42 lạ, yêu cầu học sinh phải vận dụng tốt công thức tính thể tích tròn xoay
Tác giả bài viết: Đinh Quang Cường - Giám đốc trung tâm Thủ Khoa Việt Nam
Nguồn tin: