Cuối tháng 3 vừa qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối kết hợp với Công đoàn Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã tổ chức hội thi "Cô giáo tài năng duyên dáng toàn quốc" tại Hà Nội.
Sau khi biết tin cô giáo Võ Thúy Hiền (giáo viên trường Tiểu học thị trấn Thạch Hà, Hà Tĩnh) giành được giải Xuất sắc phần thi năng khiếu, giải Nhì chung cuộc, chúng tôi đã tìm đến trường Tiểu học Thị trấn Thạch Hà gặp gỡ, tiếp xúc trao đổi với tập thể sư phạm, phụ huynh, học sinh và cô giáo Võ Thúy Hiền…
Ngọn lửa yêu nghề, yêu người là gốc rễ của tài năng
Cô Nguyễn Thanh Nga - Phó Phòng Giáo dục và Đào tạo Thạch Hà nói: “Trái tim cô ấy rực lửa. Thành công lớn nhất của cô Hiền là đã thắp lửa trong lòng học trò”.
Hơn một ngàn học sinh Tiểu học thị trấn Thạch Hà, yêu mến gọi cô bằng Mẹ - “Mẹ của em ở trường”.
Em Nguyễn Viết Hoàng (học sinh lớp 5A6) mồ côi bố mẹ, ở với cô, luôn nhận được từ cô Hiền tấm lòng yêu thương và săn sóc. “Cô ra Hà Nội thi mấy ngày mà em nhớ ngẩn người đi”, Hoàng nhỏ nhẹ.
Mà không phải riêng Hoàng, cả lớp 5A6 thấy cô về trường ùa ra ôm chầm lấy cô, vui mừng không giấu nổi nước mắt.
Yêu trò, Hiền nhớ vanh vách từng hoàn cảnh học sinh khó khăn. Những học sinh mồ côi, những học sinh khuyết tật cần phải hòa nhập, những học sinh thiểu năng trí tuệ, hay gặp phải hoàn cảnh éo le, Hiền đã có cách an ủi, động viên và chia sẻ.
Tôi ngạc nhiên, khi Hiền nhớ vanh vách từng tên, tuổi, lớp nào, hoàn cảnh ra sao và cô đã chăm sóc, dạy dỗ các em ra làm sao.
Cũng vì yêu nghề mà năm 2005, vừa tốt nghiệp lớp 12 Trung học phổ thông, khi giành được giải Nhất cuộc thi tiếng hát truyền hình Hà Tĩnh, trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Quân đội tuyển thẳng vào học, Hiền vẫn thủy chung với quyết định trở thành giáo viên và nộp đơn theo học khoa Nhạc - Công tác Đoàn - Đội (Cao đẳng Sư Phạm Hà Tĩnh).
Trong những năm tháng học ở trường, Hiền không chỉ say mê học kiến thức mà ngọn lửa yêu nghề đã khiến Hiền rèn luyện nghề nghiệp, có cơ hội là đến với các em học sinh phổ thông hát múa với các em, nhất là thời gian thực tập tại phổ thông.
Ra trường, Hiền có điều kiện để thắp lên ngọn lửa đam mê nghề nghiệp.
Với vị trí Tổng phụ trách đội trường Tiểu học Thị trấn Thạch Hà có trên 1000 đội viên, Hiền cùng với tập thể sư phạm nhà trường đã vượt qua hàng trăm khó khăn thách thức đưa mô hình các câu lạc bộ (câu lạc bộ dân ca, ví dặm, câu lạc bộ múa, câu lạc bộ võ thuật, vẽ, câu lạc bộ tiếng Anh, cờ vua vv…) nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho các em học sinh tiểu học.
“Vấn đề không chỉ là tổ chức, mà còn là duy trì được hoạt động nề nếp và hiệu quả. Kinh nghiệm của em là xây dựng được hạt nhân của mỗi mô hình, sau đó nhân rộng và phát triển.
Điều quan trọng nhất là thổi được ngọn lửa đam mê vào các em, kích thích được lòng ham mê hoạt động, tự thể hiện bản thân, để từ đó các em dần dần hòa nhập, sáng tạo.
Muốn vậy, ngoài tôn trọng sở thích các em, cần có sự chung tay của tập thể sư phạm, của phụ huynh và các lực lượng xã hội tham gia nhất là giai đoạn ban đầu hình thành mô hình”, cô Hiền trao đổi.
Lòng yêu nghề, yêu người khiến cho cô giáo Hiền sáng tạo được hàng loạt sinh hoạt rất thú vị, ví dụ như tổ chức sinh nhật tập thể cho học sinh hàng tháng.
Tháng 3 vừa rồi, câu lạc bộ tổ chức sinh nhật cho 5 học sinh. Điều đáng nói là cô giáo hướng dẫn, các em tự dẫn chương trình, tự trải nghiệm.
“Nội dung quan trọng nhất là mẹ hay phụ huynh trực tiếp kể cho các em nghe những đau đớn vất vả của mẹ khi sinh và nuôi em từ thuở tấm bé như thế nào.
Em Phạm Linh Trang (lớp 5A6) lau nước mắt và thay mặt 5 bạn nói lên lòng biết ơn mẹ”, cô Cù Thị Thanh Điểm - Hiệu trưởng nhà trường, người đã có mặt trong lễ sinh nhật tập thể xúc động kể lại.
Không thể kể hết được những sáng tạo hoạt động ngoài giờ do cô Hiền tổ chức cho học sinh. Lòng yêu người, yêu nghề đã khiến cho cô hát, múa, tập luyện cho các em không biết mệt mỏi.
Ngọn lửa đam mê đã khiến cho cô tìm được 8 nhóm giải pháp để tổ chức hiệu quả hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Cho nên, khi trình bày phần thi tài năng trong Hội thi, cô không chỉ báo cáo vắn tắt rành mạch đề cương sáng kiến mà trả lời vanh vách tất cả phản biện của các vị giám khảo.
“Vì tất cả em đã làm không chỉ một lần mà nhiều lần, không chỉ một năm mà nhiều năm. Nói cái mình đã làm, đã trải nghiệm, đã máu thịt với mình thì tự tin đặc biệt là em có động lực từ học trò.
Những ánh mắt, những nụ cười, những khuôn mặt ngây thơ chan chứa yêu thương của các em học sinh cho em sức mạnh”, Hiền tươi cười nói.
Lan tỏa…
Theo cô Cù Thị Thanh Điểm ngọn lửa say mê, nhiệt tình của cô Hiền có sức lan tỏa đến tập thể sư phạm nhà trường cũng như học sinh.
Còn theo cô Nguyễn Thanh Nga - Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo Thạch Hà, những kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng cho học sinh ngoài giờ lên lớp của cô Hiền đã có sức lan tỏa đến các trường trong toàn huyện.
“Sắp tới, Phòng sẽ tổ chức để cô Hiền không chỉ báo cáo kết quả thi vừa rồi mà báo cáo về mô hình rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh mà cô đã thực hiện thành công ở trường Tiểu học thị trấn Thạch Hà”, cô Nga nói.
Trao đổi với chúng tôi, Hiền ít nói về mình mà nói về Ban giám hiệu, về các cô giáo, phụ huynh học sinh trong trường đã thắp lửa cho mình:
“Môi trường sư phạm ở đây chan chứa yêu thương, đã thắp lửa và truyền cảm hứng cho em. Em cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc và cống hiến”.
Sau khi biết tin cô giáo Võ Thúy Hiền (giáo viên trường Tiểu học thị trấn Thạch Hà, Hà Tĩnh) giành được giải Xuất sắc phần thi năng khiếu, giải Nhì chung cuộc, chúng tôi đã tìm đến trường Tiểu học Thị trấn Thạch Hà gặp gỡ, tiếp xúc trao đổi với tập thể sư phạm, phụ huynh, học sinh và cô giáo Võ Thúy Hiền…
Ngọn lửa yêu nghề, yêu người là gốc rễ của tài năng
Cô Nguyễn Thanh Nga - Phó Phòng Giáo dục và Đào tạo Thạch Hà nói: “Trái tim cô ấy rực lửa. Thành công lớn nhất của cô Hiền là đã thắp lửa trong lòng học trò”.
Hơn một ngàn học sinh Tiểu học thị trấn Thạch Hà, yêu mến gọi cô bằng Mẹ - “Mẹ của em ở trường”.
Em Nguyễn Viết Hoàng (học sinh lớp 5A6) mồ côi bố mẹ, ở với cô, luôn nhận được từ cô Hiền tấm lòng yêu thương và săn sóc. “Cô ra Hà Nội thi mấy ngày mà em nhớ ngẩn người đi”, Hoàng nhỏ nhẹ.
Mà không phải riêng Hoàng, cả lớp 5A6 thấy cô về trường ùa ra ôm chầm lấy cô, vui mừng không giấu nổi nước mắt.
Yêu trò, Hiền nhớ vanh vách từng hoàn cảnh học sinh khó khăn. Những học sinh mồ côi, những học sinh khuyết tật cần phải hòa nhập, những học sinh thiểu năng trí tuệ, hay gặp phải hoàn cảnh éo le, Hiền đã có cách an ủi, động viên và chia sẻ.
Tôi ngạc nhiên, khi Hiền nhớ vanh vách từng tên, tuổi, lớp nào, hoàn cảnh ra sao và cô đã chăm sóc, dạy dỗ các em ra làm sao.
Cũng vì yêu nghề mà năm 2005, vừa tốt nghiệp lớp 12 Trung học phổ thông, khi giành được giải Nhất cuộc thi tiếng hát truyền hình Hà Tĩnh, trường Cao đẳng Văn hóa Nghệ thuật Quân đội tuyển thẳng vào học, Hiền vẫn thủy chung với quyết định trở thành giáo viên và nộp đơn theo học khoa Nhạc - Công tác Đoàn - Đội (Cao đẳng Sư Phạm Hà Tĩnh).
Trong những năm tháng học ở trường, Hiền không chỉ say mê học kiến thức mà ngọn lửa yêu nghề đã khiến Hiền rèn luyện nghề nghiệp, có cơ hội là đến với các em học sinh phổ thông hát múa với các em, nhất là thời gian thực tập tại phổ thông.
Ra trường, Hiền có điều kiện để thắp lên ngọn lửa đam mê nghề nghiệp.
Với vị trí Tổng phụ trách đội trường Tiểu học Thị trấn Thạch Hà có trên 1000 đội viên, Hiền cùng với tập thể sư phạm nhà trường đã vượt qua hàng trăm khó khăn thách thức đưa mô hình các câu lạc bộ (câu lạc bộ dân ca, ví dặm, câu lạc bộ múa, câu lạc bộ võ thuật, vẽ, câu lạc bộ tiếng Anh, cờ vua vv…) nhằm rèn luyện kỹ năng sống cho các em học sinh tiểu học.
“Vấn đề không chỉ là tổ chức, mà còn là duy trì được hoạt động nề nếp và hiệu quả. Kinh nghiệm của em là xây dựng được hạt nhân của mỗi mô hình, sau đó nhân rộng và phát triển.
Điều quan trọng nhất là thổi được ngọn lửa đam mê vào các em, kích thích được lòng ham mê hoạt động, tự thể hiện bản thân, để từ đó các em dần dần hòa nhập, sáng tạo.
Muốn vậy, ngoài tôn trọng sở thích các em, cần có sự chung tay của tập thể sư phạm, của phụ huynh và các lực lượng xã hội tham gia nhất là giai đoạn ban đầu hình thành mô hình”, cô Hiền trao đổi.
Lòng yêu nghề, yêu người khiến cho cô giáo Hiền sáng tạo được hàng loạt sinh hoạt rất thú vị, ví dụ như tổ chức sinh nhật tập thể cho học sinh hàng tháng.
Tháng 3 vừa rồi, câu lạc bộ tổ chức sinh nhật cho 5 học sinh. Điều đáng nói là cô giáo hướng dẫn, các em tự dẫn chương trình, tự trải nghiệm.
“Nội dung quan trọng nhất là mẹ hay phụ huynh trực tiếp kể cho các em nghe những đau đớn vất vả của mẹ khi sinh và nuôi em từ thuở tấm bé như thế nào.
Em Phạm Linh Trang (lớp 5A6) lau nước mắt và thay mặt 5 bạn nói lên lòng biết ơn mẹ”, cô Cù Thị Thanh Điểm - Hiệu trưởng nhà trường, người đã có mặt trong lễ sinh nhật tập thể xúc động kể lại.
Không thể kể hết được những sáng tạo hoạt động ngoài giờ do cô Hiền tổ chức cho học sinh. Lòng yêu người, yêu nghề đã khiến cho cô hát, múa, tập luyện cho các em không biết mệt mỏi.
Ngọn lửa đam mê đã khiến cho cô tìm được 8 nhóm giải pháp để tổ chức hiệu quả hoạt động ngoài giờ lên lớp.
Cho nên, khi trình bày phần thi tài năng trong Hội thi, cô không chỉ báo cáo vắn tắt rành mạch đề cương sáng kiến mà trả lời vanh vách tất cả phản biện của các vị giám khảo.
“Vì tất cả em đã làm không chỉ một lần mà nhiều lần, không chỉ một năm mà nhiều năm. Nói cái mình đã làm, đã trải nghiệm, đã máu thịt với mình thì tự tin đặc biệt là em có động lực từ học trò.
Những ánh mắt, những nụ cười, những khuôn mặt ngây thơ chan chứa yêu thương của các em học sinh cho em sức mạnh”, Hiền tươi cười nói.
Lan tỏa…
Theo cô Cù Thị Thanh Điểm ngọn lửa say mê, nhiệt tình của cô Hiền có sức lan tỏa đến tập thể sư phạm nhà trường cũng như học sinh.
Còn theo cô Nguyễn Thanh Nga - Phó Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo Thạch Hà, những kinh nghiệm rèn luyện kỹ năng cho học sinh ngoài giờ lên lớp của cô Hiền đã có sức lan tỏa đến các trường trong toàn huyện.
“Sắp tới, Phòng sẽ tổ chức để cô Hiền không chỉ báo cáo kết quả thi vừa rồi mà báo cáo về mô hình rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh mà cô đã thực hiện thành công ở trường Tiểu học thị trấn Thạch Hà”, cô Nga nói.
Trao đổi với chúng tôi, Hiền ít nói về mình mà nói về Ban giám hiệu, về các cô giáo, phụ huynh học sinh trong trường đã thắp lửa cho mình:
“Môi trường sư phạm ở đây chan chứa yêu thương, đã thắp lửa và truyền cảm hứng cho em. Em cảm thấy hạnh phúc khi được làm việc và cống hiến”.
Tác giả bài viết: Lê Văn Vỵ
Nguồn tin: