“Bao giờ em mới về? Hôm nay em cố tình trốn việc phải không? Em có biết mọi người ở nhà nói về em thế nào không? Bố mẹ giận lắm, còn anh chẳng biết giấu mặt vào đâu. Anh đúng là thằng đàn ông kém cỏi, không dạy được vợ!”, Dũng nói một tràng với giọng điệu đầy bực tức, rồi chẳng cần nghe vợ đáp lại đã cúp máy.
Loan ngơ ngẩn nhìn chiếc điện thoại trong tay rồi lại nhìn xuống cái chân bong gân sưng to tướng của mình, trong lòng chua xót vô ngần. Cái chân đau là lí do hôm nay cô không thể về tham gia đám giỗ ở nhà chồng. Mọi lần cô vẫn là nhân vật chính đảm đương lo liệu mọi thứ. Hôm nay không có cô, hẳn mọi người tất bật bận rộn lắm, thành ra không vui là phải.
Cưới nhau 2 năm, đây là lần đầu tiên Loan vắng mặt khi nhà chồng có công việc. Hôm qua cô về ngoại chơi, chẳng may ngã, bị bong gân nên đến giờ đi lại cũng khó khăn, cô còn phải xin nghỉ làm. Nếu về cũng chẳng thể giúp được việc gì, bởi vậy cô gọi điện về xin phép bố mẹ chồng. Nghe xong, mẹ chồng cô lạnh nhạt cúp máy, không thèm hỏi thăm một câu xem con dâu bị ngã ra làm sao. Biết bà không hài lòng, song Loan không ngờ hôm nay chuyện cô vắng mặt lại gây ra ảnh hưởng lớn như vậy.
Sau đám cưới, Loan và Dũng bàn nhau chưa vội sinh con. Về làm dâu nhà Dũng, Loan vẫn thường được mọi người khen là đảm đang, khéo léo lại chịu khó, hết lòng hết dạ vì nhà chồng. Bố mẹ chồng dù ít nói mà nếu có ai hỏi cũng sẽ mở lời khen ngợi cô một hai câu. Người ta thường nghe thấy chuyện mẹ chồng – nàng dâu mâu thuẫn, xích mích, hiếm khi thấy mẹ chồng khen ngợi con dâu, vậy nên ai cũng cho rằng Loan tốt số.
Nhưng mấy ai biết, để đổi lại lời khen ngắn ngủn ấy của mẹ chồng, cô đã phải cực nhọc đến thế nào. Thời gian đầu mới về làm dâu, dù Loan cố gắng không ít nhưng mẹ chồng vẫn chả lúc nào hài lòng về cô. Bất cứ một vấn đề nhỏ nhặt nào cô chưa làm tốt cũng trở thành cái cớ để bà chê trách, dạy bảo. Sau những nỗ lực không ngừng, cuối cùng Loan cũng thành công trong việc khiến mẹ chồng không còn chỗ nào để chê trách về mình.
Mọi lời nói của mẹ chồng Loan phải răm rắp nghe theo, tất tần tật những câu nói khó nghe của bà cô phải nuốt vào hết, không tranh luận, cãi lại nửa lời. Cô cũng cố gắng nắm bằng hết sở thích của mọi người trong nhà, từ bố mẹ chồng, em gái chồng, chị gái chồng, đến 2 cháu con chị gái chồng, rồi bà nội chồng, để phục vụ gia đình chồng cho chu đáo, kẻo mẹ chồng lại nói cô lấy chồng nhưng tâm không đặt ở nhà chồng.
Loan cũng phải cáng đáng hết mọi việc trong nhà, đi làm về là lao vào nấu nướng, dọn dẹp, đã thế còn phải nấu ăn ngon ngang với đầu bếp nhà hàng mong thỏa mãn khẩu vị khó tính của bố mẹ chồng. Mỗi khi nhà chồng có công việc gì, cô đương nhiên là người phụ trách chính, làm tốt là việc đương nhiên, làm không tốt là phạm lỗi tày đình. Cô cũng không được... hết tiền. Tiền phải để biếu bố mẹ chồng, để mua quà cho các cháu nhà chồng, để chi tiêu sinh hoạt trong gia đình, để cho anh em nhà chồng vay khi cần. Thế mới là dâu đảm, dâu thảo, có hiếu.
Đấy là gia đình cô gia giáo, bản thân cô có ngoại hình ưa nhìn, công việc tốt, nếu một trong những yếu tố ấy có khiếm khuyết ắt hẳn cô cả đời cũng chẳng nhận được lời khen từ mẹ chồng. Ở nhà chồng, cô chỉ cần biết đến nghĩa vụ và trách nhiệm. Còn quyền lợi ư, ai cho cô? Cô chẳng khác gì một cái máy làm theo những yêu cầu của nhà chồng. Cô không được có một phút riêng tư nào sống vì bản thân. Sức khỏe, cảm xúc của cô chẳng ai buồn quan tâm.
Ví Loan như ô sin cũng không đúng đâu, bởi ô sin còn có tự do và quyền riêng tư cá nhân, hơn nữa sẽ được trả lương. Còn cô phải là siêu nhân mới đúng. Cô cứ phải làm đến khi kiệt quệ tiền bạc, sức khỏe, tình cảm và thời gian mà không được hồi đáp bất cứ điều gì!
Lần này, vì một lí do bất khả kháng không thể phục vụ cho đám giỗ ở nhà chồng, cô đã trở thành "tội phạm lưu danh thiên cổ". Tất cả những gì cô đã làm trước đây, chẳng một ai mảy may nhớ đến. Sức khỏe của cô, chẳng ai thèm quan tâm. Người ta chỉ một mực nhớ đến sự thiếu sót này của cô mà thôi.
Chán chường đến tuyệt vọng, Loan mở điện thoại nhắn cho Dũng một tin nhắn: “Chồng ơi, em không cần được bố mẹ chồng khen nữa đâu, bởi vì em còn muốn sống cho bản thân mình”.
Loan ngơ ngẩn nhìn chiếc điện thoại trong tay rồi lại nhìn xuống cái chân bong gân sưng to tướng của mình, trong lòng chua xót vô ngần. Cái chân đau là lí do hôm nay cô không thể về tham gia đám giỗ ở nhà chồng. Mọi lần cô vẫn là nhân vật chính đảm đương lo liệu mọi thứ. Hôm nay không có cô, hẳn mọi người tất bật bận rộn lắm, thành ra không vui là phải.
Cưới nhau 2 năm, đây là lần đầu tiên Loan vắng mặt khi nhà chồng có công việc. Hôm qua cô về ngoại chơi, chẳng may ngã, bị bong gân nên đến giờ đi lại cũng khó khăn, cô còn phải xin nghỉ làm. Nếu về cũng chẳng thể giúp được việc gì, bởi vậy cô gọi điện về xin phép bố mẹ chồng. Nghe xong, mẹ chồng cô lạnh nhạt cúp máy, không thèm hỏi thăm một câu xem con dâu bị ngã ra làm sao. Biết bà không hài lòng, song Loan không ngờ hôm nay chuyện cô vắng mặt lại gây ra ảnh hưởng lớn như vậy.
Sau đám cưới, Loan và Dũng bàn nhau chưa vội sinh con. Về làm dâu nhà Dũng, Loan vẫn thường được mọi người khen là đảm đang, khéo léo lại chịu khó, hết lòng hết dạ vì nhà chồng. Bố mẹ chồng dù ít nói mà nếu có ai hỏi cũng sẽ mở lời khen ngợi cô một hai câu. Người ta thường nghe thấy chuyện mẹ chồng – nàng dâu mâu thuẫn, xích mích, hiếm khi thấy mẹ chồng khen ngợi con dâu, vậy nên ai cũng cho rằng Loan tốt số.
Nhưng mấy ai biết, để đổi lại lời khen ngắn ngủn ấy của mẹ chồng, cô đã phải cực nhọc đến thế nào. Thời gian đầu mới về làm dâu, dù Loan cố gắng không ít nhưng mẹ chồng vẫn chả lúc nào hài lòng về cô. Bất cứ một vấn đề nhỏ nhặt nào cô chưa làm tốt cũng trở thành cái cớ để bà chê trách, dạy bảo. Sau những nỗ lực không ngừng, cuối cùng Loan cũng thành công trong việc khiến mẹ chồng không còn chỗ nào để chê trách về mình.
Mọi lời nói của mẹ chồng Loan phải răm rắp nghe theo, tất tần tật những câu nói khó nghe của bà cô phải nuốt vào hết, không tranh luận, cãi lại nửa lời. Cô cũng cố gắng nắm bằng hết sở thích của mọi người trong nhà, từ bố mẹ chồng, em gái chồng, chị gái chồng, đến 2 cháu con chị gái chồng, rồi bà nội chồng, để phục vụ gia đình chồng cho chu đáo, kẻo mẹ chồng lại nói cô lấy chồng nhưng tâm không đặt ở nhà chồng.
Loan cũng phải cáng đáng hết mọi việc trong nhà, đi làm về là lao vào nấu nướng, dọn dẹp, đã thế còn phải nấu ăn ngon ngang với đầu bếp nhà hàng mong thỏa mãn khẩu vị khó tính của bố mẹ chồng. Mỗi khi nhà chồng có công việc gì, cô đương nhiên là người phụ trách chính, làm tốt là việc đương nhiên, làm không tốt là phạm lỗi tày đình. Cô cũng không được... hết tiền. Tiền phải để biếu bố mẹ chồng, để mua quà cho các cháu nhà chồng, để chi tiêu sinh hoạt trong gia đình, để cho anh em nhà chồng vay khi cần. Thế mới là dâu đảm, dâu thảo, có hiếu.
Đấy là gia đình cô gia giáo, bản thân cô có ngoại hình ưa nhìn, công việc tốt, nếu một trong những yếu tố ấy có khiếm khuyết ắt hẳn cô cả đời cũng chẳng nhận được lời khen từ mẹ chồng. Ở nhà chồng, cô chỉ cần biết đến nghĩa vụ và trách nhiệm. Còn quyền lợi ư, ai cho cô? Cô chẳng khác gì một cái máy làm theo những yêu cầu của nhà chồng. Cô không được có một phút riêng tư nào sống vì bản thân. Sức khỏe, cảm xúc của cô chẳng ai buồn quan tâm.
Ví Loan như ô sin cũng không đúng đâu, bởi ô sin còn có tự do và quyền riêng tư cá nhân, hơn nữa sẽ được trả lương. Còn cô phải là siêu nhân mới đúng. Cô cứ phải làm đến khi kiệt quệ tiền bạc, sức khỏe, tình cảm và thời gian mà không được hồi đáp bất cứ điều gì!
Lần này, vì một lí do bất khả kháng không thể phục vụ cho đám giỗ ở nhà chồng, cô đã trở thành "tội phạm lưu danh thiên cổ". Tất cả những gì cô đã làm trước đây, chẳng một ai mảy may nhớ đến. Sức khỏe của cô, chẳng ai thèm quan tâm. Người ta chỉ một mực nhớ đến sự thiếu sót này của cô mà thôi.
Chán chường đến tuyệt vọng, Loan mở điện thoại nhắn cho Dũng một tin nhắn: “Chồng ơi, em không cần được bố mẹ chồng khen nữa đâu, bởi vì em còn muốn sống cho bản thân mình”.
Tác giả bài viết: Thái Nguyên
Nguồn tin: