Nghề vừa được ăn cỗ vừa được “gói” mang về
Đối với người thường, ăn cưới đã là một cái nợ. Đối với các đại gia ngày nhận được chục cái thiệp mời cưới, chuyện ăn cưới còn khổ hơn. Người thường thì có thể không đi dự đám cưới, gửi tiền mừng là được.
Nhưng với các sếp, để giữ mối quan hệ thì việc đi đám cưới của bạn bè, đối tác quan trọng là chuyện đương nhiên. Nếu không đi được thì cũng phải cử trợ lý, cấp dưới đi thay chứ không phải cứ gửi tiền là xong.
Nhưng trợ lý, cấp dưới cũng có việc của họ chứ đâu phải suốt ngày lết xác từ đám cưới này đến đám cưới khác giùm sếp. Họ ngại bia rượu, ngán cỗ bàn, không muốn đi mà cứ phải đi giao thiệp, thế nên dịch vụ đi ăn đám cưới thuê ra đời.
Tùy từng đám, phụ thuộc vào độ xa gần và yêu cầu của khách thì thù lao cũng khác nhau.
“Bố mẹ thì tưởng là bạn của con, con thì tưởng là bạn của bố mẹ, họ mải tiếp hết khách này đến khách khác, không rảnh quan tâm đâu, cũng chẳng nhớ là ai đến rồi, ai chưa. Lúc kiểm phong bì cưới thì mới biết ai đến, ai không đến." - một người chuyên đi ăn đám cưới thuê cho biết.
Tuy nhiên, những người đi thuê thường rất kỹ tính và yêu cầu cao. Thường là sinh viên và không thì là những người lao động có chút hiểu biết một tý thì mới được thuê chứ không phải ai cũng thuê.
Chị T., một wedding planner kể: “Có nhiều khách nhà neo người, ít bạn bè muốn đám cưới mình nhìn xôm tụ, đàng hoàng, vui vẻ chút nên nhờ tôi tìm người đến ngồi bàn tiệc cưới giúp. Họ còn có phong bì trả tiền công riêng cho từng người được thuê. Nhiều cô dâu lấy chồng nước ngoài, cưới gấp nên cũng không mời bạn bè, người thân đến dự được nên đành phải thuê người tới dự. Gia đình họ cho biết khi làm thủ tục phỏng vấn để theo chồng phải có ảnh đám cưới nên mới cần thuê gấp như vậy”.
Việc ăn cỗ cưới giúp, ban đầu cũng vấp phải định kiến, khi cho rằng miếng ăn miếng uống vốn tế nhị, nên việc mạo danh ai đó để ăn thuê khiến "diễn viên" không tránh khỏi sự ngại ngùng. Tuy nhiên, chỉ qua vài lần “diễn tập”, nhiều người tỏ ra hào hứng với “nghề” vừa “được ăn, được nói, được gói mang về" này.
Theo Tùng – sinh viên một trường đại học ở Hà Nội - người tự nhận mình là catscadeur (người đóng thế) của nhiều tiệc cưới: "Thường những người được thuê thay mặt khách mời sẽ xuất hiện vào lúc sát giờ tổ chức hôn lễ. Sau cái bắt tay vội vã cùng lời giới thiệu ngắn gọn thay mặt cho ông A, bà B... đi dự cưới cùng với trọng trách quan trọng là bỏ phong bì vào thùng là nhập tiệc theo sự chỉ dẫn.
Lúc đó công việc chính chỉ là ăn và... ăn, thi thoảng nâng lên đặt xuống vài ly bia, chén rượu phụ họa với cả bàn tiệc. Có những buổi trưa, tôi chạy xô thuê đến 3 đám cưới, thu nhập cũng khá. Đây là “nghề” đánh nhanh rút gọn mà".
Những tình huống dở khóc dở cười
Tại những địa điểm chuyên tổ chức tiệc cưới, nhân viên phục vụ quen mặt với một số “vị khách lạ" như thế. V. - một nhân viên chạy bàn của khách sạn P.N., cho biết: "Dù chuyên nghiệp tới đâu, người ăn cỗ thuê vẫn lớ ngớ khi hỏi thăm địa điểm diễn ra tiệc cưới hay “chiến thuật đánh nhanh, rút gọn. Tôi liên tục phát hiện ra họ. Có những lần, họ còn phải “xuỵt” để chúng tôi đỡ lỡ miệng”.
Nguyễn Thị Huyền, sinh viên một trường đại học dân lập trên địa bàn Hà Nội tâm sự: “Nhận việc xong, chúng tôi phải biết vài thông tin cơ bản về thân chủ để tiện xưng danh cho phù hợp. Có tiệc cưới gấp quá, không nhớ nổi, chưa thể thuộc lòng được, tôi đành phải ghi ra quyển sổ nhỏ. Sau đó, vừa đi đường đến tiệc cưới vừa lẩm bẩm như trẻ em học thuộc lòng ấy.
Một lần, tôi quên, bị người mẹ của chú rể nghi ngờ, tưởng là bồ nhí của bố chú rể, thế là bị em gái của chú rể kèm như kẹp kem, tra hỏi đủ thứ. Tôi đành phải gọi điện thoại cho anh C., nhờ giúp đỡ”.
Còn Tùng bộc bạch: “Mỗi đám cưới, vừa được ăn, vừa được ít nhất là 100.000 đồng cầm về, có khi là 200.000 – 300.000 đồng nhưng cũng chẳng sung sướng gì. Chỉ được cái “mát mặt” thôi. Càng được trả công nhiều thì càng tốn nhiều thời gian.
Có ông khách khó tính, bắt gọi điện cho ông ta, yêu cầu đọc lại các thông số mà ông ta yêu cầu diễn ở tiệc cưới. Ông ta dị đến mức, bảo em là, diễn thế vô hồn quá, giọng nói phải truyền cảm, có hồn hơn.
Một lần, em gặp bà khách doanh nhân, bà này mới “khủng”. Ngoài dịch vụ, bà ấy “bo” thêm cho em 500.000 đồng với yêu cầu, khi nào bà ấy gọi điện phải nghe. Em cứ ậm ừ cho qua chuyện. Bà ấy gọi, em không nghe, sau đó, bà ấy nhắn tin chửi em. Chửi chán, bà ấy quay sang... gạ tình em...”.
Nghề kiếm tiền không chỉ ở Việt Nam
Tại Hàn Quốc, số lượng khách đến dự đám cưới có tầm quan trọng đặc biệt, thể hiện uy tín và vị thế của gia đình hai họ.
Vì thế cho nên đã có những công ty cung ứng dịch vụ cho thuê những người “bạn giả” để làm khách mời đi ăn cưới.
Đây là một ngành kinh doanh đúng nghĩa. Trong một phóng sự trên đài National Public Radio của Mỹ, nữ PV Elise Hu đã tháp tùng cô sinh viên Kim Seyeon, người nhận làm thêm “nghề” khách mời đi ăn cưới. Cô Kim kể: “Khi vào mùa cưới hằng năm, tôi 'diễn' mỗi ngày được hai, ba 'suất' vào dịp cuối tuần”. Vai diễn của cô là làm bạn của cô dâu hoặc chú rể, sau khi ký hợp đồng làm thêm với một công ty cung cấp dịch vụ này.
Theo tạp chí KoreAm, hiện có vài trăm công ty tổ chức loại hình dịch vụ như thế mới đáp ứng đủ nhu cầu của người Hàn hiện nay và rất nhiều công ty đã đa dạng hóa nguồn cung: Ai muốn thuê cha mẹ giả, anh chị em giả để tổ chức đám cưới thì đều có cả!
Cô Kim cho biết cô đã dự đến gần 70 tiệc cưới trong vòng một năm rưỡi nay với mức giá 20 USD/bữa tiệc. Quả thật đây là một nguồn thu nhập đáng kể cho các nhân viên văn phòng ở độ tuổi 20-30 nào muốn có việc làm thêm ngoài giờ hành chính.
Đối với người thường, ăn cưới đã là một cái nợ. Đối với các đại gia ngày nhận được chục cái thiệp mời cưới, chuyện ăn cưới còn khổ hơn. Người thường thì có thể không đi dự đám cưới, gửi tiền mừng là được.
Nhưng với các sếp, để giữ mối quan hệ thì việc đi đám cưới của bạn bè, đối tác quan trọng là chuyện đương nhiên. Nếu không đi được thì cũng phải cử trợ lý, cấp dưới đi thay chứ không phải cứ gửi tiền là xong.
Nhưng trợ lý, cấp dưới cũng có việc của họ chứ đâu phải suốt ngày lết xác từ đám cưới này đến đám cưới khác giùm sếp. Họ ngại bia rượu, ngán cỗ bàn, không muốn đi mà cứ phải đi giao thiệp, thế nên dịch vụ đi ăn đám cưới thuê ra đời.
Tùy từng đám, phụ thuộc vào độ xa gần và yêu cầu của khách thì thù lao cũng khác nhau.
“Bố mẹ thì tưởng là bạn của con, con thì tưởng là bạn của bố mẹ, họ mải tiếp hết khách này đến khách khác, không rảnh quan tâm đâu, cũng chẳng nhớ là ai đến rồi, ai chưa. Lúc kiểm phong bì cưới thì mới biết ai đến, ai không đến." - một người chuyên đi ăn đám cưới thuê cho biết.
Tuy nhiên, những người đi thuê thường rất kỹ tính và yêu cầu cao. Thường là sinh viên và không thì là những người lao động có chút hiểu biết một tý thì mới được thuê chứ không phải ai cũng thuê.
Chị T., một wedding planner kể: “Có nhiều khách nhà neo người, ít bạn bè muốn đám cưới mình nhìn xôm tụ, đàng hoàng, vui vẻ chút nên nhờ tôi tìm người đến ngồi bàn tiệc cưới giúp. Họ còn có phong bì trả tiền công riêng cho từng người được thuê. Nhiều cô dâu lấy chồng nước ngoài, cưới gấp nên cũng không mời bạn bè, người thân đến dự được nên đành phải thuê người tới dự. Gia đình họ cho biết khi làm thủ tục phỏng vấn để theo chồng phải có ảnh đám cưới nên mới cần thuê gấp như vậy”.
Việc ăn cỗ cưới giúp, ban đầu cũng vấp phải định kiến, khi cho rằng miếng ăn miếng uống vốn tế nhị, nên việc mạo danh ai đó để ăn thuê khiến "diễn viên" không tránh khỏi sự ngại ngùng. Tuy nhiên, chỉ qua vài lần “diễn tập”, nhiều người tỏ ra hào hứng với “nghề” vừa “được ăn, được nói, được gói mang về" này.
Theo Tùng – sinh viên một trường đại học ở Hà Nội - người tự nhận mình là catscadeur (người đóng thế) của nhiều tiệc cưới: "Thường những người được thuê thay mặt khách mời sẽ xuất hiện vào lúc sát giờ tổ chức hôn lễ. Sau cái bắt tay vội vã cùng lời giới thiệu ngắn gọn thay mặt cho ông A, bà B... đi dự cưới cùng với trọng trách quan trọng là bỏ phong bì vào thùng là nhập tiệc theo sự chỉ dẫn.
Lúc đó công việc chính chỉ là ăn và... ăn, thi thoảng nâng lên đặt xuống vài ly bia, chén rượu phụ họa với cả bàn tiệc. Có những buổi trưa, tôi chạy xô thuê đến 3 đám cưới, thu nhập cũng khá. Đây là “nghề” đánh nhanh rút gọn mà".
Những tình huống dở khóc dở cười
Tại những địa điểm chuyên tổ chức tiệc cưới, nhân viên phục vụ quen mặt với một số “vị khách lạ" như thế. V. - một nhân viên chạy bàn của khách sạn P.N., cho biết: "Dù chuyên nghiệp tới đâu, người ăn cỗ thuê vẫn lớ ngớ khi hỏi thăm địa điểm diễn ra tiệc cưới hay “chiến thuật đánh nhanh, rút gọn. Tôi liên tục phát hiện ra họ. Có những lần, họ còn phải “xuỵt” để chúng tôi đỡ lỡ miệng”.
Nguyễn Thị Huyền, sinh viên một trường đại học dân lập trên địa bàn Hà Nội tâm sự: “Nhận việc xong, chúng tôi phải biết vài thông tin cơ bản về thân chủ để tiện xưng danh cho phù hợp. Có tiệc cưới gấp quá, không nhớ nổi, chưa thể thuộc lòng được, tôi đành phải ghi ra quyển sổ nhỏ. Sau đó, vừa đi đường đến tiệc cưới vừa lẩm bẩm như trẻ em học thuộc lòng ấy.
Một lần, tôi quên, bị người mẹ của chú rể nghi ngờ, tưởng là bồ nhí của bố chú rể, thế là bị em gái của chú rể kèm như kẹp kem, tra hỏi đủ thứ. Tôi đành phải gọi điện thoại cho anh C., nhờ giúp đỡ”.
Còn Tùng bộc bạch: “Mỗi đám cưới, vừa được ăn, vừa được ít nhất là 100.000 đồng cầm về, có khi là 200.000 – 300.000 đồng nhưng cũng chẳng sung sướng gì. Chỉ được cái “mát mặt” thôi. Càng được trả công nhiều thì càng tốn nhiều thời gian.
Có ông khách khó tính, bắt gọi điện cho ông ta, yêu cầu đọc lại các thông số mà ông ta yêu cầu diễn ở tiệc cưới. Ông ta dị đến mức, bảo em là, diễn thế vô hồn quá, giọng nói phải truyền cảm, có hồn hơn.
Một lần, em gặp bà khách doanh nhân, bà này mới “khủng”. Ngoài dịch vụ, bà ấy “bo” thêm cho em 500.000 đồng với yêu cầu, khi nào bà ấy gọi điện phải nghe. Em cứ ậm ừ cho qua chuyện. Bà ấy gọi, em không nghe, sau đó, bà ấy nhắn tin chửi em. Chửi chán, bà ấy quay sang... gạ tình em...”.
Nghề kiếm tiền không chỉ ở Việt Nam
Tại Hàn Quốc, số lượng khách đến dự đám cưới có tầm quan trọng đặc biệt, thể hiện uy tín và vị thế của gia đình hai họ.
Vì thế cho nên đã có những công ty cung ứng dịch vụ cho thuê những người “bạn giả” để làm khách mời đi ăn cưới.
Đây là một ngành kinh doanh đúng nghĩa. Trong một phóng sự trên đài National Public Radio của Mỹ, nữ PV Elise Hu đã tháp tùng cô sinh viên Kim Seyeon, người nhận làm thêm “nghề” khách mời đi ăn cưới. Cô Kim kể: “Khi vào mùa cưới hằng năm, tôi 'diễn' mỗi ngày được hai, ba 'suất' vào dịp cuối tuần”. Vai diễn của cô là làm bạn của cô dâu hoặc chú rể, sau khi ký hợp đồng làm thêm với một công ty cung cấp dịch vụ này.
Theo tạp chí KoreAm, hiện có vài trăm công ty tổ chức loại hình dịch vụ như thế mới đáp ứng đủ nhu cầu của người Hàn hiện nay và rất nhiều công ty đã đa dạng hóa nguồn cung: Ai muốn thuê cha mẹ giả, anh chị em giả để tổ chức đám cưới thì đều có cả!
Cô Kim cho biết cô đã dự đến gần 70 tiệc cưới trong vòng một năm rưỡi nay với mức giá 20 USD/bữa tiệc. Quả thật đây là một nguồn thu nhập đáng kể cho các nhân viên văn phòng ở độ tuổi 20-30 nào muốn có việc làm thêm ngoài giờ hành chính.
Tác giả: Lily (t/h)
Nguồn tin: giadinh.net.vn
Nguồn tin: giadinh.net.vn