Không nên bỏ qua bữa ăn sáng
Nếu bạn thường xuyên bỏ ăn sáng, bạn sẽ có nhiều khả năng mắc bệnh tiểu đường tuýp 2.
Theo Healthline, ăn sáng giúp ổn định lượng đường trong máu suốt cả ngày. Kết hợp lành mạnh protein, tinh bột và chất béo với các loại trái cây sẽ giúp bạn duy trì một lượng đường huyết lành mạnh.
Tập thể dục
Việc đổ mồ hôi trong khi tập thể dục giúp bạn ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Sau một buổi tập thể dục, cơ bắp của bạn hoạt động và lượng glucose trong máu mất đi.
Duy trì một chế độ tập luyện phù hợp mỗi ngày, các tế bào sẽ trở nên nhạy cảm hơn với insulin.
Không ngồi quá lâu
Hãy vận động hay đi bộ lòng vòng sau 20 phút bạn ngồi trước màn hình máy tính. Một nghiên cứu chỉ ra rằng việc vận động thường xuyên giúp làm giảm mức độ đột biến của lượng đường huyết.
Để duy trì mức độ đường huyết ổn định, hãy áp dụng những chế độ ăn uống khoa học để mỗi ngày. Ảnh minh họa. Đồ họa: B.C |
Ăn bưởi thường xuyên
Nhiều bằng chứng khoa học cho thấy bưởi đặc biệt có hiệu quả đối với bệnh nhân tiểu đường. Ăn bưởi không chỉ giúp kiểm soát lượng đường trong máu mà còn có tác dụng giảm cân do các dưỡng chất trong bưởi có ảnh hưởng nhất định đến sự chuyển hóa glucose.
Kiểm soát stress
Các bài tập và phương pháp thư giãn như yoga hoặc thiền đều đã được chứng minh là có khả năng làm giảm đường huyết ở những người mắc bệnh tiểu đường mãn tính.
Ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ và không nghỉ ngơi đủ sẽ ảnh hưởng đến đường huyết của bạn. Không ngủ đủ giấc sẽ làm kích thích cảm giác thèm ăn, khả năng cao sẽ dẫn tới sự tiêu thụ quá thừa năng lượng và tăng cân không kiểm soát.
Uống đủ nước
Uống đủ nước sẽ giúp thận đào thải bớt lượng đường huyết dư thừa thông qua nước tiểu. Tùy vào từng độ tuổi, giới tính mà bạn cần uống đủ lượng nước khác nhau.
Nhìn chung, người trưởng thành nên tiêu thụ đủ 2 lít nước cho mỗi ngày.
Tác giả: BẠCH CÚC
Nguồn tin: Báo Lao Động