Trong tỉnh

Báo động đỏ ô nhiễm khai thác mỏ

Hàng nghìn héc ta hoa màu, sông suối bị vùi lấp, biến đổi dòng chảy màu nước… đang là thực trạng tồn tại những địa phương có nhiều điểm khai thác mỏ khoáng sản hiện nay ở Nghệ An.

Mặc dù, chính quyền đã xử phạt các điểm khai thác mỏ không đúng quy trình, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường xấu nhưng tình trạng tái diễn vẫn còn tồn tại.

Những điểm mỏ khai thác khoáng sản trên địa bàn huyện Quỳ Hợp đang có nguy cơ “bức tử” môi trường.

Báo động nơi “thủ phủ” khoáng sản

Nằm cách TP Vinh khoảng gần 100km về phía Tây Bắc, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An lâu nay được nhiều người biết đến như “thủ phủ” của các mỏ khoáng sản tập trung với trữ lượng lớn tại đây. Điều này cũng đồng nghĩa với việc các nguồn thải từ quá trình khai thác khoáng sản rất lớn so với những địa phương khác.

Các điểm mỏ khai thác khoáng sản như đá trắng, quặng, thiếc… đang góp phần làm tăng thu nhập, thay đổi diện mạo kinh tế - xã hội cho huyện miền núi Quỳ Hợp suốt hàng chục qua. Nhiều doanh nghiệp đã “phất” lên nhờ khai thác khoáng sáng để xuất khẩu và chế biến thành phẩm cung cấp ra thị trường.

Tuy nhiên, mặt trái của việc khai thác khoáng sản cũng ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sống của người dân xung quanh các điểm mỏ khoáng sản này. Còn nhớ, cách đây hơn 1 năm, tại xã Châu Thành đã xảy ra sự cố vỡ hồ đập chứa hàng trăm m3 chất bùn thải trên dãy núi Lan Toong của Công ty TNHH MTV Kim loại màu Nghệ Tĩnh sau quá trình khai thác quặng của đơn vị chảy trực tiếp ra sông Nậm Tôn, Nậm Huống khiến hàng trăm héc ta đất trồng lúa, ao nuôi thả cá thuộc các xã Châu Quang, Châu Cường bị ảnh hưởng nặng nề.

Đụng đâu vi phạm đến đó

Theo thống kê của ngành tài nguyên và môi trường tỉnh Nghệ An thì hiện nay trên địa bàn có 207 điểm mỏ có giấy phép hoạt động khai thác khoáng sản còn hiệu lực. Trong khi đó, theo ông Nguyễn Đình Tùng – Chủ tịch UBND huyện Quỳ Hợp thì công tác chấn chỉnh đối với doanh nghiệp khai thác, chế biến khoáng sản đã được thực hiện nghiêm sau khi dư luận lên tiếng. Nếu doanh nghiệp nào không chấp hành tốt pháp luật về môi trường sẽ có các biện pháp mạnh như cắt điện, kiến nghị tịch thu phương tiện máy móc…

Thế nhưng, thực tế trong thời gian qua, khi các cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra các điểm khai thác mỏ thì đụng đâu, doanh nghiệp vi phạm pháp luật về môi trường ở đó. Để tránh những hậu quả đáng tiếc về môi trường tại những điểm mỏ khai thác khoảng sản, các cơ quan cũng cần có chế tài xử lý đủ mạnh để ngăn chặn kịp thời.

Lùi dự Luật sửa đổi Luật Thuế bảo vệ môi trường để đánh giá

Các Uỷ ban tán thành với đề nghị của Chính phủ lùi thời điểm trình Quốc hội dự luật này sang kỳ họp thứ 8 để có thêm thời gian nghiên cứu.

Ủy ban Pháp luật thống nhất với ý kiến của Ủy ban Tài chính - Ngân sách, tán thành với đề nghị của Chính phủ lùi thời điểm trình Quốc hội dự án Luật này sang kỳ họp thứ 8 để có thêm thời gian nghiên cứu, đánh giá một cách thận trọng, bảo đảm khoa học và phù hợp với thực tiễn.

Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, sẽ đưa dự án này luật này vào Chương trình cho ý kiến tại kỳ họp thứ 8 và thông qua tại kỳ họp thứ 9, vì đây là dự án Luật có nội dung quan trọng liên quan trực tiếp đến quyền lợi của người dân.

BT

Tác giả: Ngọc Thái

Nguồn tin: Báo Diễn đàn Doanh nghiệp

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP