LTS: Phản ánh thực trạng Hiệu trưởng không đứng lớp vẫn nhận phụ cấp, cô giáo Thuận Phương cho rằng đây là một thực tế phổ biến ở nhiều nơi trong cả nước.
Tuy nhiên, cô cũng chỉ ra tình trạng một số Hiệu trưởng lại chăm chỉ đứng lớp quá khiến "giáo viên cũng mất nhờ".
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Mới đây, tại Hà Tĩnh đoàn kiểm tra về làm việc thì phát hiện hồ sơ chuyên môn của Trường Tiểu học Vượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) và cá nhân Hiệu trưởng (giáo án, thời khóa biểu, lịch báo giảng) trong hai năm học gần đây, đã biến mất.
Bởi vậy, đoàn kiểm tra không thể kết luận được ông Nguyễn Tiến Hùng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vượng Lộc đã trực tiếp giảng dạy bao nhiêu tiết.
Chuyện Ban giám hiệu không đứng lớp nhưng vẫn nhận tiền đứng lớp hàng tháng không chỉ xảy ra ở một trường, một địa phương nào mà phổ biến ở nhiều nơi trên khắp mọi miền Nam Bắc.
Giáo viên biết, cấp trên biết nhưng phần lớn làm ngơ không nói gì. Giáo viên có bất bình nhưng lại chẳng ai dám đứng ra tố cáo.
Còn lãnh đạo biết nhưng vẫn thường bao che. Bởi vậy, chuyện Ban giám hiệu không tham gia giảng dạy vẫn nhận tiền đứng lớp cứ diễn ra phổ biến hết năm này qua năm khác mà không có dấu hiệu dừng lại.
Ai sẽ dạy giúp những tiết dạy của Ban giám hiệu?
Theo quy định Hiệu trưởng dạy 2 tiết/tuần, Hiệu phó dạy 4 tiết/tuần, tổng số tiết Ban giám hiệu phải dạy là 6 tiết/tuần. Có nhiều cách để Ban giám hiệu hợp thức hóa số tiết này một cách rất hợp lệ.
Có trường, Hiệu phó nhận làm Thư kí hội đồng để giảm trừ được 2 tiết (tất nhiên Hiệu phó viết biên bản nhưng kí biên bản lại là một giáo viên khác).
Hiệu trưởng lấy tiết chào cờ để trừ tiết dạy cho mình. Những tiết còn lại nhờ một số giáo viên khác dạy giúp nhưng chủ yếu là những giáo viên kiêm nhiệm các chức danh (Tổ trưởng, Chủ tịch công đoàn, thanh tra, văn thể…).
Bù lại, Ban giám hiệu thường ban cho những giáo viên đã giúp mình một số “đặc ân” theo kiểu “có đi có lại”. Như việc sắp xếp thời khóa biểu gọn hơn, được dạy tăng hơn giáo viên bình thường khác từ 1-2 tiết…
Ngược lại với những Ban giám hiệu lười dạy, “có không ít Ban giám hiệu lại siêng dạy quá thì giáo viên cũng mất nhờ” không ít giáo viên bức xúc.
Họ không chỉ dạy đủ số tiết theo quy định của mình còn liên tục đứng lớp khi giáo viên bị bệnh, đi công tác để nhận tiền phụ trội.
Có trường, giáo viên than: “Thay vì có tiết tăng giáo viên chia nhau người dạy ít tiết với mong muốn một tháng thêm được ít trăm ngàn thêm vào khoản thu nhập ít ỏi.
Nhưng Ban giám hiệu lại giành dạy hết, giáo viên bất bình nhưng cũng chẳng ai dám nói gì".
Muôn vàn cách đối phó
Thường thì Ban giám hiệu không đứng lớp giảng dạy và họ cũng chẳng bao giờ phải mất công chuẩn bị hồ sơ sổ sách làm gì.
Bởi, trong trường, ai có quyền yêu cầu kiểm tra hồ sơ giáo án của Ban giám hiệu?
Nếu có phân công (tự Hiệu trưởng phân công) người có tên kiểm tra cũng chỉ ghi khống vào biên bản những dòng chữ thật đẹp như “Hồ sơ sổ sách đầy đủ, soạn kịp thời đúng quy định…” để lưu biên bản vào hồ sơ cho đúng thủ tục.
Khi nhà trường đón đoàn thanh tra, Ban giám hiệu lúc này cũng “vắt chân lên cổ” để chạy hồ sơ sổ sách mà trong đó không thể thiếu giáo án, lịch báo giảng…
Thế rồi, chỉ cần Ban giám hiệu ngỏ lời thì bất kể giáo viên nào cũng vui vẻ soạn giúp sau đó gửi tới và họ chỉ việc in ra là hoàn tất.
Không phải ngẫu nhiên ngành Giáo dục lại quy định Ban giám hiệu các trường phải đứng lớp hàng tuần.
Việc trực tiếp giảng dạy trên lớp giúp Ban giám hiệu nắm chắc chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức tiết học để chỉ đạo chuyên môn cho sát thực tế.
Nhưng việc nhiều Ban giám hiệu vẫn cố tình không giảng dạy đã làm cho việc chỉ đạo chuyên môn của họ xa rời thực tế. Đây cũng là nguyên nhân vì sao họ lại sợ thao giảng đến thế.
Tuy nhiên, cô cũng chỉ ra tình trạng một số Hiệu trưởng lại chăm chỉ đứng lớp quá khiến "giáo viên cũng mất nhờ".
Tòa soạn trân trọng gửi đến độc giả bài viết.
Mới đây, tại Hà Tĩnh đoàn kiểm tra về làm việc thì phát hiện hồ sơ chuyên môn của Trường Tiểu học Vượng Lộc (Can Lộc, Hà Tĩnh) và cá nhân Hiệu trưởng (giáo án, thời khóa biểu, lịch báo giảng) trong hai năm học gần đây, đã biến mất.
Bởi vậy, đoàn kiểm tra không thể kết luận được ông Nguyễn Tiến Hùng, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Vượng Lộc đã trực tiếp giảng dạy bao nhiêu tiết.
Chuyện Ban giám hiệu không đứng lớp nhưng vẫn nhận tiền đứng lớp hàng tháng không chỉ xảy ra ở một trường, một địa phương nào mà phổ biến ở nhiều nơi trên khắp mọi miền Nam Bắc.
Giáo viên biết, cấp trên biết nhưng phần lớn làm ngơ không nói gì. Giáo viên có bất bình nhưng lại chẳng ai dám đứng ra tố cáo.
Còn lãnh đạo biết nhưng vẫn thường bao che. Bởi vậy, chuyện Ban giám hiệu không tham gia giảng dạy vẫn nhận tiền đứng lớp cứ diễn ra phổ biến hết năm này qua năm khác mà không có dấu hiệu dừng lại.
Ai sẽ dạy giúp những tiết dạy của Ban giám hiệu?
Theo quy định Hiệu trưởng dạy 2 tiết/tuần, Hiệu phó dạy 4 tiết/tuần, tổng số tiết Ban giám hiệu phải dạy là 6 tiết/tuần. Có nhiều cách để Ban giám hiệu hợp thức hóa số tiết này một cách rất hợp lệ.
Có trường, Hiệu phó nhận làm Thư kí hội đồng để giảm trừ được 2 tiết (tất nhiên Hiệu phó viết biên bản nhưng kí biên bản lại là một giáo viên khác).
Hiệu trưởng lấy tiết chào cờ để trừ tiết dạy cho mình. Những tiết còn lại nhờ một số giáo viên khác dạy giúp nhưng chủ yếu là những giáo viên kiêm nhiệm các chức danh (Tổ trưởng, Chủ tịch công đoàn, thanh tra, văn thể…).
Bù lại, Ban giám hiệu thường ban cho những giáo viên đã giúp mình một số “đặc ân” theo kiểu “có đi có lại”. Như việc sắp xếp thời khóa biểu gọn hơn, được dạy tăng hơn giáo viên bình thường khác từ 1-2 tiết…
Ngược lại với những Ban giám hiệu lười dạy, “có không ít Ban giám hiệu lại siêng dạy quá thì giáo viên cũng mất nhờ” không ít giáo viên bức xúc.
Họ không chỉ dạy đủ số tiết theo quy định của mình còn liên tục đứng lớp khi giáo viên bị bệnh, đi công tác để nhận tiền phụ trội.
Có trường, giáo viên than: “Thay vì có tiết tăng giáo viên chia nhau người dạy ít tiết với mong muốn một tháng thêm được ít trăm ngàn thêm vào khoản thu nhập ít ỏi.
Nhưng Ban giám hiệu lại giành dạy hết, giáo viên bất bình nhưng cũng chẳng ai dám nói gì".
Muôn vàn cách đối phó
Thường thì Ban giám hiệu không đứng lớp giảng dạy và họ cũng chẳng bao giờ phải mất công chuẩn bị hồ sơ sổ sách làm gì.
Bởi, trong trường, ai có quyền yêu cầu kiểm tra hồ sơ giáo án của Ban giám hiệu?
Nếu có phân công (tự Hiệu trưởng phân công) người có tên kiểm tra cũng chỉ ghi khống vào biên bản những dòng chữ thật đẹp như “Hồ sơ sổ sách đầy đủ, soạn kịp thời đúng quy định…” để lưu biên bản vào hồ sơ cho đúng thủ tục.
Khi nhà trường đón đoàn thanh tra, Ban giám hiệu lúc này cũng “vắt chân lên cổ” để chạy hồ sơ sổ sách mà trong đó không thể thiếu giáo án, lịch báo giảng…
Thế rồi, chỉ cần Ban giám hiệu ngỏ lời thì bất kể giáo viên nào cũng vui vẻ soạn giúp sau đó gửi tới và họ chỉ việc in ra là hoàn tất.
Không phải ngẫu nhiên ngành Giáo dục lại quy định Ban giám hiệu các trường phải đứng lớp hàng tuần.
Việc trực tiếp giảng dạy trên lớp giúp Ban giám hiệu nắm chắc chương trình, phương pháp, hình thức tổ chức tiết học để chỉ đạo chuyên môn cho sát thực tế.
Nhưng việc nhiều Ban giám hiệu vẫn cố tình không giảng dạy đã làm cho việc chỉ đạo chuyên môn của họ xa rời thực tế. Đây cũng là nguyên nhân vì sao họ lại sợ thao giảng đến thế.
Tác giả: Thuận Phương
Nguồn tin: Báo Giáo dục Việt Nam
Nguồn tin: Báo Giáo dục Việt Nam