►Xử đại án ngàn tỷ Agribank: Bị cáo ung thư xin vắng mặt
Sáng 19-12, phiên tòa xét xử đại án ngàn tỷ xảy ra tại Agribank tiếp tục với phần thẩm vấn. HĐXX tập trung xét hỏi những vấn đề liên quan đến 2 công ty Vietmade và Lifepro Việt Nam của bị án Lê Minh Hiếu.
Phiên tòa ngày 19/12.
Phiên tòa phúc thẩm lần này, chỉ riêng Lê Minh Hiếu (41 tuổi, nguyên Chủ tịch HĐQT công ty CP Vietmade và Công ty CP Lifepro VN) không kháng cáo. Phiên tòa sơ thẩm, ông ta bị tuyên phạt 15 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
Theo bản án sơ thẩm, mặc dù 2 công ty trên làm ăn thua lỗ, nhưng với sự giúp sức của một số cán bộ ngân hàng, Hiếu đã thống kê khống số liệu, ký hợp đồng hợp tác kinh tế với Công ty cổ phần Enzo Việt với mục đích vay Agribank Nam Hà Nội 470 tỷ đồng.
Phiên tòa phúc thẩm HĐXX thẩm vấn một số người có tên trong thành viên HĐQT, họ cho biết đã rút khỏi công ty từ trước thời điểm xảy ra vụ án. Khi được hỏi về chữ ký trong biên bản họp HĐQT về việc vay vốn ngân hàng, họ đều cho biết, đó không phải là chữ ký của mình.
Anh Vũ Đình Linh, một thành viên HĐQT của công ty Lifepro cho hay, chỉ góp vốn 30 triệu đồng. Việc họp HĐQT là rất hiếm và không hề có cuộc họp đề cập đến việc vay vốn Agribank như Chủ tọa cho biết.
Biên bản họp HĐQT về việc vay vốn Agribank, anh Linh cũng nói rõ, không phải chữ ký của anh.
Có mặt tại tòa, ông Doãn Chí Công, thành viên HĐQT công ty Vietmade cũng cho biết, ông và anh trai là Doãn Chí Thành đã rút tên khỏi công ty từ năm 2008. Được HĐXX cho xem chữ ký trong biên bản cuộc họp thống nhất việc vay vốn Agribank vào ngày 2/11/2010, ông Công xác định đó không phải chữ ký của mình.
Khi được hỏi, bị án Hiếu khai, hồ sơ vay vốn đủ giấy tờ theo quy định, không phải hồ sơ ma hay làm giả, báo cáo về thuế của Vietmade và Lifepro là đúng. Tuy nhiên bị cáo không giải thích được việc, một số thành viên HĐQT xác nhận không phải chữ ký của họ.
Vẫn theo lời khai của bị án Hiếu, đến nay tài sản của Công ty bị nợ, không thu hồi được nhiều nên hầu như không còn gì. Tài sản cố định cũng không có gì vì đều đi thuê, kể cả xe. Trước đó cũng có tài sản cố định nhưng phải bán đi để trả nợ khi vụ án xảy ra.
Hiếu khai: "Đến giờ bị cáo không rõ là công ty còn bao nhiêu tiền?"
Agribank kháng cáo 'đòi tiền'
Theo bản án sơ thẩm, đến nay, tổng dư nợ thiệt hại của 3 công ty Enzo Việt (sau đổi tên thành Công ty CP Lifepro Việt Nam), Vietmade và công ty liên doanh Lifepro Việt Nam) là hơn 3.429 tỷ đồng.
Thiệt hại của Agribank thông qua việc cho vay là hơn 2.496 tỷ đồng.
Tại tòa, đại diện Agribank cho biết, ngân hàng này kháng cáo đề nghị Tòa buộc công ty liên doanh Lifepro Việt Nam, công ty CP Enzo Việt, công ty CP Lifepro Việt Nam và công ty Vietmade có trách nhiệm trả nợ cả gốc và lãi.
Đề nghị tính đúng và đủ số tài sản bị lừa đảo theo các hợp đồng tín dụng, các bản phụ lục hợp đồng tín dụng cùng số tiền lãi phát sinh.
Agribank cũng kháng cáo đề nghị Tòa buộc Lê Minh Hiếu phải trả lại toàn bộ số tiền hưởng lợi bất chính cho Agribank để thu hồi khoản nợ của công ty CP Lifepro Việt Nam.
Ngoài ra cần làm rõ nguồn gốc của số nguyên phụ liệu mà cơ quan giám định xác định trị giá hơn 20 tỷ đồng được cơ quan điều tra xử lý vật chứng trả cho công ty dệt 19/5; Xem xét số tiền 80 triệu USD đang bị phong tỏa tại Ngân hàng nước ngoài nghi là tiền Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội đã giải ngân để mua 6 thương hiệu liên quan đến vụ án này. Nếu đúng thì tuyên trả cho Agribank để xử lý thu hồi nợ giảm thiệt hại.
Ngày 20-12, phiên tòa tiếp tục với phần thẩm vấn.
Theo bản án sơ thẩm, mặc dù 2 công ty trên làm ăn thua lỗ, nhưng với sự giúp sức của một số cán bộ ngân hàng, Hiếu đã thống kê khống số liệu, ký hợp đồng hợp tác kinh tế với Công ty cổ phần Enzo Việt với mục đích vay Agribank Nam Hà Nội 470 tỷ đồng.
Phiên tòa phúc thẩm HĐXX thẩm vấn một số người có tên trong thành viên HĐQT, họ cho biết đã rút khỏi công ty từ trước thời điểm xảy ra vụ án. Khi được hỏi về chữ ký trong biên bản họp HĐQT về việc vay vốn ngân hàng, họ đều cho biết, đó không phải là chữ ký của mình.
Anh Vũ Đình Linh, một thành viên HĐQT của công ty Lifepro cho hay, chỉ góp vốn 30 triệu đồng. Việc họp HĐQT là rất hiếm và không hề có cuộc họp đề cập đến việc vay vốn Agribank như Chủ tọa cho biết.
Biên bản họp HĐQT về việc vay vốn Agribank, anh Linh cũng nói rõ, không phải chữ ký của anh.
Có mặt tại tòa, ông Doãn Chí Công, thành viên HĐQT công ty Vietmade cũng cho biết, ông và anh trai là Doãn Chí Thành đã rút tên khỏi công ty từ năm 2008. Được HĐXX cho xem chữ ký trong biên bản cuộc họp thống nhất việc vay vốn Agribank vào ngày 2/11/2010, ông Công xác định đó không phải chữ ký của mình.
Khi được hỏi, bị án Hiếu khai, hồ sơ vay vốn đủ giấy tờ theo quy định, không phải hồ sơ ma hay làm giả, báo cáo về thuế của Vietmade và Lifepro là đúng. Tuy nhiên bị cáo không giải thích được việc, một số thành viên HĐQT xác nhận không phải chữ ký của họ.
Vẫn theo lời khai của bị án Hiếu, đến nay tài sản của Công ty bị nợ, không thu hồi được nhiều nên hầu như không còn gì. Tài sản cố định cũng không có gì vì đều đi thuê, kể cả xe. Trước đó cũng có tài sản cố định nhưng phải bán đi để trả nợ khi vụ án xảy ra.
Hiếu khai: "Đến giờ bị cáo không rõ là công ty còn bao nhiêu tiền?"
Agribank kháng cáo 'đòi tiền'
Theo bản án sơ thẩm, đến nay, tổng dư nợ thiệt hại của 3 công ty Enzo Việt (sau đổi tên thành Công ty CP Lifepro Việt Nam), Vietmade và công ty liên doanh Lifepro Việt Nam) là hơn 3.429 tỷ đồng.
Thiệt hại của Agribank thông qua việc cho vay là hơn 2.496 tỷ đồng.
Tại tòa, đại diện Agribank cho biết, ngân hàng này kháng cáo đề nghị Tòa buộc công ty liên doanh Lifepro Việt Nam, công ty CP Enzo Việt, công ty CP Lifepro Việt Nam và công ty Vietmade có trách nhiệm trả nợ cả gốc và lãi.
Đề nghị tính đúng và đủ số tài sản bị lừa đảo theo các hợp đồng tín dụng, các bản phụ lục hợp đồng tín dụng cùng số tiền lãi phát sinh.
Agribank cũng kháng cáo đề nghị Tòa buộc Lê Minh Hiếu phải trả lại toàn bộ số tiền hưởng lợi bất chính cho Agribank để thu hồi khoản nợ của công ty CP Lifepro Việt Nam.
Ngoài ra cần làm rõ nguồn gốc của số nguyên phụ liệu mà cơ quan giám định xác định trị giá hơn 20 tỷ đồng được cơ quan điều tra xử lý vật chứng trả cho công ty dệt 19/5; Xem xét số tiền 80 triệu USD đang bị phong tỏa tại Ngân hàng nước ngoài nghi là tiền Agribank Chi nhánh Nam Hà Nội đã giải ngân để mua 6 thương hiệu liên quan đến vụ án này. Nếu đúng thì tuyên trả cho Agribank để xử lý thu hồi nợ giảm thiệt hại.
Ngày 20-12, phiên tòa tiếp tục với phần thẩm vấn.
Tác giả bài viết: T.Nhung
Nguồn tin: