Những người sinh lý yếu
Theo y học cổ truyền, để phòng chống các chứng bệnh được gọi là “yếu sinh lý” như liệt dương, xuất tinh sớm, suy giảm ham muốn tình dục … ngoài việc dùng thuốc, châm cứu, xoa bóp và tập luyện khí công dưỡng sinh còn phải chú ý lựa chọn chế độ ăn uống phù hợp. Những người yếu sinh lý do tâm tỳ lưỡng hư thường có biểu hiện: Sắc mặt vàng úa, mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt, kém ăn, kém ngủ thì nên kiêng ăn hành tây.
Ảnh minh họa (Nguồn ảnh: Internet) |
Người có bệnh huyết áp thấp
Người huyết áp thấp cần tránh ăn hành tây vì loại củ này có tính lạnh, có tác dụng hạ huyết áp.
Bệnh về dạ dày
Hầu như mọi người đều có thể ăn hành tây, nhưng người bị bệnh đường tiêu hóa, bệnh loét dạ dày không nên ăn. Hành tây có thể gây đầy hơi, chướng bụng và có chứa một số độc khí.
Phụ nữ mang thai bị xung huyết
Phụ nữ mang thai bị ngứa da hoặc xung huyết, bị bệnh liên quan đến mắt không nên ăn hành tây. Ngoài ra, cũng không nên ăn quá nhiều để tránh bị đầy hơi và trung tiện nhiều. Một số người dị ứng với hành có thể xuất hiện các triệu chứng như buồn nôn, khó thở, chảy nước mũi, phát ban, tiêu chảy, shock phản vệ (trong trường hợp nặng)…
Người bị đau mắt đỏ
Theo y học phương Đông, bệnh do can phong nhiệt nên người bị đau mắt đỏ cần tránh các loại thực phẩm cay nóng như: Hành tây, ớt, tiêu, mù tạt… Các loại thực phẩm và gia vị này sẽ làm mắt đỏ hơn.
Cách chọn mua và bảo quản hành tây
Đối với hành tây, các bà nội trợ nên lựa chọn những cổ khô giòn, bề ngoài trơn nhẵn, tuyệt đối không nên chọn những củ bị nảy mầm hoặc ẩm mốc.
Hành tây là nguyên liệu không thích hợp để trong tủ lạnh, bởi hương vị đặc trưng của chúng dễ ảnh hưởng tới các loại thực phẩm khác. Đối với gia vị này, chúng ta chỉ cần để ở nơi khô ráo, thoáng mát là có thể bảo quản lâu dài.
Cần đặc biệt lưu ý hành tây và khoai tây là hai loại củ không thích hợp để cạnh nhau. Chúng sẽ dễ dàng hút độ ẩm của nhau, dẫn đến tình trạng nảy mầm hoặc hư thối.
Tác giả: Lan Anh (t/h)
Nguồn tin: tieudung.vn