Chủ nhân của lớp học này khá đặc biệt, bởi ông là cán bộ tài chính của xã, không học sư phạm, chưa một lần đứng trên bục giảng. Ông là Nguyễn Viết Học, sinh năm 1963.
Cái duyên với con chữ
Ngược con đường lịch sử 15A về vùng đất Tân Kỳ trong một ngày đầu hè, chúng tôi ghé thăm lớp học đặc biệt của ông giáo không chuyên tên Nguyễn Viết Học khi trời vừa nhá nhem tối. Từ ngoài ngõ, tiếng giảng bài nghe thật truyền cảm, ấm áp tại nên một cảm giác thân quen, gần gũi.
Ấn tượng ban đầu khi đặt chân vào lớp chính là hình ảnh về ông giáo “bất đắc dĩ” với dáng người cao trong bộ áo lính còn nguyên nếp gấp, nước da rám nắng và đôi mắt hiền lành sau cặp kính cũ. Mái tóc nay đã điểm bạc lấm tấm để lộ vầng trán cao sáng ngời. Chất giọng khoẻ khoắn, rõ từng tiếng một khiến bất cứ ai ngồi nghe giảng cũng cảm thấy như bị lôi cuốn vào một thế giới tri thức đặc biệt.
Nói là lớp học nhưng chính xác là sự tận dụng không gian của hai gian nhà cũ mà gia đình thầy Nguyễn Viết Học thu xếp làm nơi dạy học. Trong khoảng 30 m2 có chừng chục bộ bàn ghế được xếp thẳng lối và vô cùng sạch sẽ. Phía bức tường đầu hồi gắn tấm bảng để viết. Đôi bóng đèn ne-on sáng trưng rọi rõ từng nét phấn trên chiếc bảng cũ kỹ. Gần ba chục em học sinh trong lớp chăm chú dõi theo những điều mà ông giáo già đang tỉ mẩn vạch trên bảng. Buổi học đầu tiên trong hè này có nội dung về bộ đề Toán của kỳ thi THCS vừa diễn ra.
Rót vội chén nước chè mời khách nhân phút nghỉ lao giữa giờ, ông Nguyễn Viết Học kể vắn tắt về cuộc đời mình để vị khách lạ là tôi hiểu rõ hơn. Quê gốc của ông vốn ở huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị). Lên 3 tuổi thì chẳng may bố qua đời. Đến năm 1969, vì chiến tranh mà mấy mẹ con được sơ tán về huyện Tân Kỳ (Nghệ An) rồi định cư luôn ở đây.
Vừa đủ 18 tuổi, ông viết đơn xin nhập ngũ, hoạt động được 3 năm thì xuất ngũ trở về tiếp tục theo đuổi nghiệp đèn sách. Trường trung cấp Thương mại là nơi ông Học gửi gắm ước mơ của mình. Sau ngày ra trường, ông Học xin về công tác tại địa phương và trở thành cán bộ tài chính của UBND xã Tân Long và xã Nghĩa Thái, huyện Tân Kỳ.
Công việc với sổ sách và những con số khiến ông luôn bận rộn, nhưng vì nhiều lần trò chuyện với các em nhỏ trong vùng, nhận thấy kiến thức bị hổng quá nhiều cùng với đó là tỷ lệ lớn học sinh thi trượt cấp 3 trong địa bàn. Vì thế mà ông càng thêm trăn trở, suy tư rằng cần tạo ra một không gian vừa để học kiến thức, vừa để rèn luyện nhân cách cho các em.
Đầu năm 2008, ông bắt tay hiện thực hoá ý định bằng việc đến từng gia đình có con em đang học cấp 2 trong làng để trình bày ý tưởng, rồi tới trường học đề xuất nguyện vọng với giáo viên của các em có lực học yếu. Ban đầu, nhiều phụ huynh bất ngờ, cho rằng ông nói đùa vì một người chưa từng đứng trên bục giảng, lại chẳng có chút kỹ năng sư phạm thì làm sao có thể dạy học cho các cháu được. Nhưng sau nhiều lần giải thích và bỏ ngoài tai những lời đàm tiếu, lớp học vẫn được ông mở ra với 6 em đang theo học lớp 9.
Mở được lớp học, ông như thoả được ý nghuyện ban đầu. Nhưng công việc của ông vì thế mà tăng lên gấp đôi, ban ngày, ông đến trụ sở UBND xã làm việc, tối đến lại cùng các trò ôn luyện. Ghi nhận cho sự thành công ban đầu của ông thầy giáo “bất đắc dĩ” là cả 6 em trong lớp đều thi đỗ vào cấp 3.
Chia sẻ về những ý tưởng ban đầu, thầy Học kể: "Được trở thành thầy giáo dạy toán là tâm nguyện của bản thân tôi từ ngày còn bé. Nhưng vì điều kiện gia đình khó khăn mà ước mơ đó phải gói lại. Hiện tại, dù không qua đào tạo chuyên môn như các thầy cô ở trường nhưng với kiến thức có sẵn từ thời đi học cộng với việc nghiên cứu sách giáo khoa, cập nhật thêm kiến thức mới trên mạng internet của các môn Văn - Toán - Lý - Hóa.., tôi tin rằng kiến thức tôi truyền dạy cho các cháu vẫn đảm bảo được độ chuẩn và các cháu vẫn có thể tiếp thu...". Và có lẽ chẳng cần thầy Học nói những điều này thì thực tế của 10 năm qua là minh chứng rõ nhất.
Sau gần 10 năm gắn bó với công việc dạy học, đến nay, đã có hàng nghìn lượt học sinh được thầy Học kèm cặp, phụ đạo kiến thức. Tỷ lệ học sinh trong xã thi đỗ cấp 3 đã tăng cao hơn trước, trong đó có cả những em được thầy Học phụ đạo thi đỗ vào các trường chuyên. Nhiều học sinh cá biệt, lực học yếu đã vươn lên, cải thiện được thành tích học tập.
“Thầy như người cha của chúng em...”
Theo quan điểm của thầy Học, để có thể trở thành người công dân có ích cho xã hội thì mỗi học sinh không chỉ cần tài năng, trí tuệ mà song song với đó còn là đạo đức, nhân cách. Vì vậy mà ở lớp học đặc biệt này, thầy Học không chỉ truyền dạy những kiến thức trong sách vở mà thầy còn cố gắng rèn luyện đạo đức cho từng em học sinh.
Mang trong mình phẩm chất của người Bộ đội cụ Hồ, thầy Học luôn muốn các trò của mình có một nền tẳng đạo đức tốt, hiểu biết về những lễ nghi, phép tắc trong giao tiếp, ứng xử. Đặc biệt là phải sống có tình người, biết chia sẻ và quan tâm đến mọi người xung quanh. Và đó là lý do để thầy Học phát động phong trào gây quỹ từ thiện, tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Chia sẻ về điều này, thầy Học cho biết: “Với tinh thần cho đi sẽ nhận lại, hơn 3 năm qua, tôi đã cùng các em gây dựng nên quỹ từ thiện Hạnh phúc để sẻ chia cùng các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong vùng với tổng số tiền gom được từ khi phát động đến nay là 17 triệu đồng. Để quỹ được duy trì, hàng tuần, cả lớp đều tổ chức đi nhặt ve chai hoặc bớt một phần tiền ăn sáng để mỗi tháng sẽ góp được một khoản tiền là 500 nghìn đồng.
Riêng ở các sự kiện đặc biệt như đợt lũ lịch sử năm 2014 ở huyện Tuyên Hoá (Quảng Bình), chỉ trong vòng một thời gian ngắn, cả thầy và trò đã vận động gom được số tiền là 3 triệu đồng để ủng hộ các bạn học sinh của trường THCS Ngư Hoá.
Dường như chưa thoả lòng với những gì đã làm, chính bản thân thầy Học cũng là một tấm gương về các hoạt động vì cộng đồng. Thầy không những không thu tiền học phí của các em đến học tại lớp, nhiều em có hoàn cảnh khó khăn còn được thầy nuôi ăn ở trong nhà. Vừa qua, thầy còn nhận hỗ trợ học phí cho 3 em có hoàn cảnh khó khăn hiện đang theo học tại trường THPT Lê Lợi (huyện Tân Kỳ), với thời gian hỗ trợ là 3 năm.
Và nếu như trước đây, đối tượng được thầy nhận kèm cặp chủ yếu là các em có hoàn cảnh khó khăn, học lực yếu thì giờ đây, nhiều gia đình có con em thuộc thành phần “khó dạy dỗ”, nghiện games,... cũng tin tưởng gửi gắm thầy.
Nguyễn Thanh Dũng (15 tuổi), từng là một học sinh cá biệt và là thành phần nghiện game có tiếng ở trường THCS Tân Long chia sẻ về cảm nhận của mình sau thời gian được thầy Học kèm cặp: “Vì bố mẹ làm nghề buôn bán nên gần như không có thời gian quan tâm việc học hành của con mình. Vừa qua, bố mẹ ly hôn càng khiến tinh thần em thêm chán nản mà đi theo lời rủ rê của bạn bè.
Hơn 1 năm nay, em bị nghiện game và lập hẳn 2 nick một lúc để chơi. Nhiều lần trốn học đi chơi khiến mẹ phải đi kiếm nên về sau, khi nghe tiếng thầy Học nhận kèm cặp các học sinh có học lực yếu, mẹ đã đưa em xuống nhà thầy gửi gắm. Về đây, em được thầy Học quan tâm, chỉ bảo tận tình nên bây giờ đã bỏ được game, theo kịp với các bạn trong lớp. Nếu như không gặp được thầy thì không biết giờ đây em sẽ ra sao?”.
Và như một sự động viên, khuyến khích tinh thần học tập của lớp, hàng năm, thầy giáo Nguyễn Viết Học còn trích tiền túi thưởng cho những em có lực học tốt, hay có hoàn cảnh khó khăn.
Cảm phục trước việc làm của thầy Học, nhiều phụ huynh tỏ ý muốn sẻ chia gánh nặng nhưng ông đều từ chối. "Tôi chỉ có một trăn trở là lớp học ngày càng đông, mà cơ sở vật chất và phòng học quá chật, thời gian không đủ để phục vụ các cháu. Còn riêng về vấn đề kinh tế, đến hiện tại, với mức lương của mình thì tôi vẫn đủ sức để chăm lo cho các cháu".
Chia sẻ về những việc làm của chồng mình, bà Doãn Thị Thuỷ tâm sự: "Dẫu rằng việc làm của ông Học mang tính chất từ thiện, không sinh lợi. Song, vợ và các con luôn ủng hộ và sát cánh cùng ông. Bởi có cho đi mới mong nhận lại, xã hội sẽ tốt đẹp hơn nếu có nhiều người cùng có những suy nghĩ và việc làm như ông Học...”
Ông Nguyễn Văn Tình - Phó chủ tịch UBND xã Tân Long cho biết, việc thầy Nguyễn Viết Học mở lớp dạy miễn phí cho các cháu trong xã rất được các cấp chính quyền địa phương quan tâm, ủng hộ. Mặc dù dành nhiều công sức cho việc dạy thêm, nhưng dù ở vị trí Hội Trưởng hội khuyến học xã Tân Long hay là cán bộ tài chính của xã Nghĩa Thái, thầy Học vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.
Cái duyên với con chữ
Ngược con đường lịch sử 15A về vùng đất Tân Kỳ trong một ngày đầu hè, chúng tôi ghé thăm lớp học đặc biệt của ông giáo không chuyên tên Nguyễn Viết Học khi trời vừa nhá nhem tối. Từ ngoài ngõ, tiếng giảng bài nghe thật truyền cảm, ấm áp tại nên một cảm giác thân quen, gần gũi.
Ấn tượng ban đầu khi đặt chân vào lớp chính là hình ảnh về ông giáo “bất đắc dĩ” với dáng người cao trong bộ áo lính còn nguyên nếp gấp, nước da rám nắng và đôi mắt hiền lành sau cặp kính cũ. Mái tóc nay đã điểm bạc lấm tấm để lộ vầng trán cao sáng ngời. Chất giọng khoẻ khoắn, rõ từng tiếng một khiến bất cứ ai ngồi nghe giảng cũng cảm thấy như bị lôi cuốn vào một thế giới tri thức đặc biệt.
Nói là lớp học nhưng chính xác là sự tận dụng không gian của hai gian nhà cũ mà gia đình thầy Nguyễn Viết Học thu xếp làm nơi dạy học. Trong khoảng 30 m2 có chừng chục bộ bàn ghế được xếp thẳng lối và vô cùng sạch sẽ. Phía bức tường đầu hồi gắn tấm bảng để viết. Đôi bóng đèn ne-on sáng trưng rọi rõ từng nét phấn trên chiếc bảng cũ kỹ. Gần ba chục em học sinh trong lớp chăm chú dõi theo những điều mà ông giáo già đang tỉ mẩn vạch trên bảng. Buổi học đầu tiên trong hè này có nội dung về bộ đề Toán của kỳ thi THCS vừa diễn ra.
Rót vội chén nước chè mời khách nhân phút nghỉ lao giữa giờ, ông Nguyễn Viết Học kể vắn tắt về cuộc đời mình để vị khách lạ là tôi hiểu rõ hơn. Quê gốc của ông vốn ở huyện Vĩnh Linh (Quảng Trị). Lên 3 tuổi thì chẳng may bố qua đời. Đến năm 1969, vì chiến tranh mà mấy mẹ con được sơ tán về huyện Tân Kỳ (Nghệ An) rồi định cư luôn ở đây.
Vừa đủ 18 tuổi, ông viết đơn xin nhập ngũ, hoạt động được 3 năm thì xuất ngũ trở về tiếp tục theo đuổi nghiệp đèn sách. Trường trung cấp Thương mại là nơi ông Học gửi gắm ước mơ của mình. Sau ngày ra trường, ông Học xin về công tác tại địa phương và trở thành cán bộ tài chính của UBND xã Tân Long và xã Nghĩa Thái, huyện Tân Kỳ.
Công việc với sổ sách và những con số khiến ông luôn bận rộn, nhưng vì nhiều lần trò chuyện với các em nhỏ trong vùng, nhận thấy kiến thức bị hổng quá nhiều cùng với đó là tỷ lệ lớn học sinh thi trượt cấp 3 trong địa bàn. Vì thế mà ông càng thêm trăn trở, suy tư rằng cần tạo ra một không gian vừa để học kiến thức, vừa để rèn luyện nhân cách cho các em.
Đầu năm 2008, ông bắt tay hiện thực hoá ý định bằng việc đến từng gia đình có con em đang học cấp 2 trong làng để trình bày ý tưởng, rồi tới trường học đề xuất nguyện vọng với giáo viên của các em có lực học yếu. Ban đầu, nhiều phụ huynh bất ngờ, cho rằng ông nói đùa vì một người chưa từng đứng trên bục giảng, lại chẳng có chút kỹ năng sư phạm thì làm sao có thể dạy học cho các cháu được. Nhưng sau nhiều lần giải thích và bỏ ngoài tai những lời đàm tiếu, lớp học vẫn được ông mở ra với 6 em đang theo học lớp 9.
Mở được lớp học, ông như thoả được ý nghuyện ban đầu. Nhưng công việc của ông vì thế mà tăng lên gấp đôi, ban ngày, ông đến trụ sở UBND xã làm việc, tối đến lại cùng các trò ôn luyện. Ghi nhận cho sự thành công ban đầu của ông thầy giáo “bất đắc dĩ” là cả 6 em trong lớp đều thi đỗ vào cấp 3.
Chia sẻ về những ý tưởng ban đầu, thầy Học kể: "Được trở thành thầy giáo dạy toán là tâm nguyện của bản thân tôi từ ngày còn bé. Nhưng vì điều kiện gia đình khó khăn mà ước mơ đó phải gói lại. Hiện tại, dù không qua đào tạo chuyên môn như các thầy cô ở trường nhưng với kiến thức có sẵn từ thời đi học cộng với việc nghiên cứu sách giáo khoa, cập nhật thêm kiến thức mới trên mạng internet của các môn Văn - Toán - Lý - Hóa.., tôi tin rằng kiến thức tôi truyền dạy cho các cháu vẫn đảm bảo được độ chuẩn và các cháu vẫn có thể tiếp thu...". Và có lẽ chẳng cần thầy Học nói những điều này thì thực tế của 10 năm qua là minh chứng rõ nhất.
Sau gần 10 năm gắn bó với công việc dạy học, đến nay, đã có hàng nghìn lượt học sinh được thầy Học kèm cặp, phụ đạo kiến thức. Tỷ lệ học sinh trong xã thi đỗ cấp 3 đã tăng cao hơn trước, trong đó có cả những em được thầy Học phụ đạo thi đỗ vào các trường chuyên. Nhiều học sinh cá biệt, lực học yếu đã vươn lên, cải thiện được thành tích học tập.
“Thầy như người cha của chúng em...”
Theo quan điểm của thầy Học, để có thể trở thành người công dân có ích cho xã hội thì mỗi học sinh không chỉ cần tài năng, trí tuệ mà song song với đó còn là đạo đức, nhân cách. Vì vậy mà ở lớp học đặc biệt này, thầy Học không chỉ truyền dạy những kiến thức trong sách vở mà thầy còn cố gắng rèn luyện đạo đức cho từng em học sinh.
Mang trong mình phẩm chất của người Bộ đội cụ Hồ, thầy Học luôn muốn các trò của mình có một nền tẳng đạo đức tốt, hiểu biết về những lễ nghi, phép tắc trong giao tiếp, ứng xử. Đặc biệt là phải sống có tình người, biết chia sẻ và quan tâm đến mọi người xung quanh. Và đó là lý do để thầy Học phát động phong trào gây quỹ từ thiện, tham gia các hoạt động vì cộng đồng.
Chia sẻ về điều này, thầy Học cho biết: “Với tinh thần cho đi sẽ nhận lại, hơn 3 năm qua, tôi đã cùng các em gây dựng nên quỹ từ thiện Hạnh phúc để sẻ chia cùng các bạn có hoàn cảnh khó khăn trong vùng với tổng số tiền gom được từ khi phát động đến nay là 17 triệu đồng. Để quỹ được duy trì, hàng tuần, cả lớp đều tổ chức đi nhặt ve chai hoặc bớt một phần tiền ăn sáng để mỗi tháng sẽ góp được một khoản tiền là 500 nghìn đồng.
Riêng ở các sự kiện đặc biệt như đợt lũ lịch sử năm 2014 ở huyện Tuyên Hoá (Quảng Bình), chỉ trong vòng một thời gian ngắn, cả thầy và trò đã vận động gom được số tiền là 3 triệu đồng để ủng hộ các bạn học sinh của trường THCS Ngư Hoá.
Dường như chưa thoả lòng với những gì đã làm, chính bản thân thầy Học cũng là một tấm gương về các hoạt động vì cộng đồng. Thầy không những không thu tiền học phí của các em đến học tại lớp, nhiều em có hoàn cảnh khó khăn còn được thầy nuôi ăn ở trong nhà. Vừa qua, thầy còn nhận hỗ trợ học phí cho 3 em có hoàn cảnh khó khăn hiện đang theo học tại trường THPT Lê Lợi (huyện Tân Kỳ), với thời gian hỗ trợ là 3 năm.
Và nếu như trước đây, đối tượng được thầy nhận kèm cặp chủ yếu là các em có hoàn cảnh khó khăn, học lực yếu thì giờ đây, nhiều gia đình có con em thuộc thành phần “khó dạy dỗ”, nghiện games,... cũng tin tưởng gửi gắm thầy.
Nguyễn Thanh Dũng (15 tuổi), từng là một học sinh cá biệt và là thành phần nghiện game có tiếng ở trường THCS Tân Long chia sẻ về cảm nhận của mình sau thời gian được thầy Học kèm cặp: “Vì bố mẹ làm nghề buôn bán nên gần như không có thời gian quan tâm việc học hành của con mình. Vừa qua, bố mẹ ly hôn càng khiến tinh thần em thêm chán nản mà đi theo lời rủ rê của bạn bè.
Hơn 1 năm nay, em bị nghiện game và lập hẳn 2 nick một lúc để chơi. Nhiều lần trốn học đi chơi khiến mẹ phải đi kiếm nên về sau, khi nghe tiếng thầy Học nhận kèm cặp các học sinh có học lực yếu, mẹ đã đưa em xuống nhà thầy gửi gắm. Về đây, em được thầy Học quan tâm, chỉ bảo tận tình nên bây giờ đã bỏ được game, theo kịp với các bạn trong lớp. Nếu như không gặp được thầy thì không biết giờ đây em sẽ ra sao?”.
Và như một sự động viên, khuyến khích tinh thần học tập của lớp, hàng năm, thầy giáo Nguyễn Viết Học còn trích tiền túi thưởng cho những em có lực học tốt, hay có hoàn cảnh khó khăn.
Cảm phục trước việc làm của thầy Học, nhiều phụ huynh tỏ ý muốn sẻ chia gánh nặng nhưng ông đều từ chối. "Tôi chỉ có một trăn trở là lớp học ngày càng đông, mà cơ sở vật chất và phòng học quá chật, thời gian không đủ để phục vụ các cháu. Còn riêng về vấn đề kinh tế, đến hiện tại, với mức lương của mình thì tôi vẫn đủ sức để chăm lo cho các cháu".
Chia sẻ về những việc làm của chồng mình, bà Doãn Thị Thuỷ tâm sự: "Dẫu rằng việc làm của ông Học mang tính chất từ thiện, không sinh lợi. Song, vợ và các con luôn ủng hộ và sát cánh cùng ông. Bởi có cho đi mới mong nhận lại, xã hội sẽ tốt đẹp hơn nếu có nhiều người cùng có những suy nghĩ và việc làm như ông Học...”
Ông Nguyễn Văn Tình - Phó chủ tịch UBND xã Tân Long cho biết, việc thầy Nguyễn Viết Học mở lớp dạy miễn phí cho các cháu trong xã rất được các cấp chính quyền địa phương quan tâm, ủng hộ. Mặc dù dành nhiều công sức cho việc dạy thêm, nhưng dù ở vị trí Hội Trưởng hội khuyến học xã Tân Long hay là cán bộ tài chính của xã Nghĩa Thái, thầy Học vẫn luôn hoàn thành tốt nhiệm vụ được phân công.
Tác giả: Như Sương
Nguồn tin: Báo Nghệ An
Nguồn tin: Báo Nghệ An