Nữ đại gia phố núi đập nhà hơn trăm tỷ
Đầu năm 2012, nữ đại gia phố núi Nguyễn Thị Liễu được nhiều người biết đến khi tổ chức đám cưới "khủng" tại Hà Tĩnh cho cậu con trai. Đám cưới xôn xao cả một vùng quê với dàn siêu xe rước dâu gồm Ferrari mui trần, Rolls-Royce Phantom....
Không chỉ vậy, bà Liễu còn là chủ nhân của căn biệt thự ngay mặt đường phố Tây Sơn (Hương Sơn, Hà Tĩnh). Đáng chú ý, bà từng gây xôn xao dư luận khi quyết định đập bỏ hoàn toàn căn nhà trị giá hơn 100 tỷ tại Nguyễn Du, Hà Nội để xây mới.
Nữ đại gia Nguyễn Thị Liễu. Ảnh: Internet |
Tuy nhiên, theo lời nữ đại gia Nguyễn Thị Liễu, ngày xưa gia đình bà nghèo lắm. Thấu hiểu cái nghèo, từ nhỏ, bà đã đam mê kinh doanh và ước mơ giúp bố mẹ thoát khỏi cảnh nghèo.
Từ năm 11 tuổi, bà Liễu đã tự kiếm tiền. Nửa buổi đi học, nửa buổi bà đi bán hàng, chắt chiu từng đồng gửi mẹ. 16 tuổi, bà vào Sài Gòn học cắt may ở một xưởng may của chú.
Năm 17 tuổi, bà Liễu trở về quê, mở cửa hàng cắt may và dạy may. Nổi tiếng ở xóm nghèo từ đó, nhưng máu đi buôn lại trỗi dậy, 25 tuổi bà bắt đầu sang Lào mua hàng về bán. Năm 1995, có chút vốn và có tiếng làm quen, bà sang Thái Lan cùng bạn bè kinh doanh bất động sản.
Đại gia mua giường đắt nhất thế giới
Đại gia Lê Ân được mọi người biết đến là chủ Khu Du lịch Chí Linh tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Vị đại gia này từng tuyên bố, công việc kinh doanh của ông khá thuận lợi với số vốn lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Đáng chú ý, cuối năm 2013, đại gia Lê Ân chi gàn 6 tỷ đồng để mua chiếc giường thuộc loại đắt nhất thế giới. Chiếc giường có tên Royal Bed được tạo ra dựa trên thiết kế cho hoàng gia Anh giai đoạn 1640 - 1740.
Đại gia Lê Ân. Ảnh: Vietnamnet |
Trước khi sở hữu khối tài sản đồ sộ, ông Lê Ân từng có một tuổi thơ nghèo khó, túng thiếu. Biến cố đầu tiên của cuộc đời ông xuất hiện khi ông bỏ nhà đào thoát vào thị xã An Lộc, tỉnh Bình Long (nay là Bình Phước) để trốn quân dịch dưới chế độ Ngô Đình Diệm. Đó là vào năm 1958.
Trốn vào An Lộc, ông Lê Ân mưu sinh bằng cách mướn một chiếc máy may hiệu Singer đã cũ, loại máy sử dụng bàn đạp bằng chân, rồi đặt trên vỉa hè trước một trại lính. Thời đó, quần áo lính thường được cấp phát theo kiểu đổ đồng, cái rộng cái chật. Vì thế, cứ mỗi lần lính được cấp quân trang, Lê Ân lại phải may cuống cuồng để kịp có đồ cho khách. Hơn năm sau, Lê Ân đã có đủ tiền mua lại cái máy may đã mướn. Đồng thời, mua thêm 2 cái máy may khác rồi thuê thợ làm thêm cho mình.
Sau này, ông Lê Ân gom hết vốn liếng, về Sài Gòn, thuê một căn nhà trên đường Trần Quý Cáp (nay là Võ Văn Tần) rồi mở một tiệm chuyên may đồ vest. Chỉ một thời gian ngắn, tiệm may của ông trở thành một trong những tiệm may đồ vest hàng đầu của Sài Gòn. Có tiền từ Chiến"s Tailor, Lê Ân bắt đầu mở rộng thêm các ngành nghề kinh doanh khác, như thành lập xưởng sản xuất giày dép da hiệu Italy, kinh doanh xe lam....
Đại gia chơi ngông bậc nhất Tuyên Quang
Cách đây nhiều năm, đại gia xứ Tuyên Vũ Hữu Lợi nổi tiếng khi sở hữu khối siêu xe ngót nghét cả trăm tỷ, vài căn nhà triệu đô...
Tuổi thơ của vị đại gia trẻ này được ghi nhận là trôi đi vội vã với những công việc của một đứa con nhà nông. Mẹ ốm đau triền miên, 5 anh em phải vật lộn, bươn chải với cuộc sống. Ký ức tuổi thơ của anh là những buổi lên đồi hái chè, những buổi chăn trâu hay vào tận rừng sâu kiếm củi.
Đại gia chơi ngông bậc nhất xứ Tuyên. Ảnh: Internet |
Thế nhưng, chính quãng thời gian khổ cực đó đã nung nấu trong anh ý chí, phấn đấu vươn lên trong cuộc sống để thay đổi số phận.
Khi học đại học, Vũ Hữu Lợi từng mỗi ngày phải lau 25 cái bếp gas cho một hãng gas. Buổi chiều, buổi tối, anh ra tận chợ Long Biên mua những thứ đồ dùng như con dao, cái kéo, xà phòng…
Có thể nói Vũ Hữu Lợi có khả năng kinh doanh bẩm sinh. Đây cũng là yếu tố chính dẫn đến cuộc sống vương giả bên cạnh một kết quả kinh doanh thành công của anh như ngày hôm nay.
Tác giả: Hoàng Minh (tổng hợp)
Nguồn tin: kienthuc.net.vn