Du lịch

Tiết lộ sự thật 'kinh thiên động địa' về vợ chồng Pharaoh Ai Cập

Pharaoh Ai Cập Tutankhamun lên ngôi từ khi năm 8 - 9 tuổi. Không lâu sau đó, ông hoàng Ai Cập này kết hôn với người chị gái cùng cha khác mẹ là Ankhesenamun.

Tutankhamun là vua Ai Cập thuộc triều đại thứ 18. Ông là con trai của Akhenaten. Khi vua cha qua đời, Tutankhamun lên ngôi báu, trị vì đất nước từ năm 8 - 9 tuổi. Tuy nhiên, ông hoàng này chỉ trị vì Ai Cập trong 10 năm rồi băng hà một cách đột ngột và đầy bí ẩn.

Theo các tài liệu lịch sử, sau khi lên ngôi vua, Tutankhamun đã kết hôn với người chị gái cùng cha khác mẹ là Ankhesenamun, Ankhesenamun sau đó đã trở thành Nữ hoàng Ai Cập, cùng chồng trị vì đất nước.

Được biết, Ankhesenamun là người con thứ 3 trong số 6 người con gái của vua Akhenaten. Bà được sinh ra khi Ai Cập đang trải qua một cuộc cách mạng tôn giáo chưa từng có (năm 1348 TCN). Cha bà đã từ bỏ những vị thần cũ của Ai Cập để đi theo thần Aten, từ đây tôn giáo độc thần đầu tiên ra đời. Vào thời điểm kết hôn với vua Tutankhamun (được cho là khoảng 8 tuổi), Ankhesenamun mới 13 tuổi.

Có thể khẳng định, hôn nhân cận huyết là điều phổ biến trong hoàng gia Ai Cập cổ đại. Điều này xuất phát từ việc các ông hoàng Ai Cập muốn duy trì dòng máu hoàng gia thuần khiết. Các Pharaoh Ai Cập coi bản thân là hậu duệ của các vị thần nên kết hôn với những người có chung huyết thống để duy trì quyền lực tuyệt đối.

Tuy nhiên, hậu quả của hôn nhân cận huyết là sức khỏe vua Tutankhamun không tốt, hay đau ốm, mắc nhiều bệnh. Ông trị vì đất nước trong thời gian ngắn và chết khi tuổi đời còn rất trẻ. Các chuyên gia chưa thể tìm ra tài liệu hé lộ vợ chồng ông hoàng này có với nhau bao người con.

Tutankhamun đã kết hôn với người chị gái cùng cha khác mẹ là Ankhesenamun. Ảnh: ATI

Liên quan đến những bí ẩn xung quanh cái chết của vua Tutankhamun. Vào buổi sáng 90 năm trước, nhà khảo cổ học người Anh Howard Carter cùng với huân tước Carnarvon đã mở dấu niêm phong hầm mộ chôn cất xác ướp của vua Tutankhamun cùng với kho báu ở Thung lũng các vị vua. Thời điểm này, ông Howard Cartermột đã phát hiện ra số bí mật về vua Tutankhamun mà nhiều người có lẽ không biết:

Không hề tồn tại lời nguyền chết chóc

Nhà khảo cổ Carter mở dấu niêm phong lăng mộ của vua Tutankhamun vào tháng 11/1922 dưới sự hỗ trợ tài chính của lãnh chúa giàu có George Herbert - người đam mê về lịch sử Ai Cập cổ đại. Kể từ đây, những tin đồn về lời nguyền và những cái chết kỳ lạ, không rõ nguyên nhân của những người tham gia vào cuộc khai quật nơi an nghỉ của Pharaoh vĩ đại bắt đầu xuất hiện.

Theo một số tài liệu, trong khi khám phá mộ của vua Tutankhamun, huân tước Carnarvon đã nhìn thấy một dòng chữ có nội dung: “Cái chết sẽ nhanh chóng đến với ngươi nếu kẻ nào dám xâm phạm sự thanh bình của hoàng đế...”.

Bốn tháng sau đó, lãnh chúa Herbert chết vì bị muỗi cắn dẫn đến nhiễm trùng máu. Sau đó, huân tước Carnarvon cũng qua đời. Cái chết cũng lần lượt đến với người em cùng cha khác mẹ và cô nữ hộ lý của ông, tiếp đến là một tỷ phú Mỹ đã từng vào thăm hầm mộ, người thợ chụp ảnh, vị bác sĩ đã chụp hình X-quang xác ướp của Pharaoh. Hầu hết những người tham gia quá trình khai quật đều chết một cách bí ẩn. Vì vậy, người ta đồn đoán rằng, lời nguyền của vua Tutankhamun đã ứng nghiệm.

Tuy nhiên, cơ quan chức năng cuối cùng xác định được rằng dòng chữ khắc trong lăng mộ của vị vua này là do các phóng viên “sáng tạo” ra câu chuyện đó. Lời nguyền chết chóc của Tutankhamun cũng không hề tồn tại mà là hành động, âm mưu giết người của một kẻ cuồng tín.

Vua Tutankhamun qua đời có thể là do một tai nạn

Trong nhiều năm qua, không ít các học giả suy đoán rằng cái chết đột ngột và đầy bí ẩn của vua Tutankhamun khi đang ở tuổi 19 là do bị ám sát. Người ta cho rằng, ông bị sát thủ đánh một cú chí mạng vào đầu dẫn đến tử vong.

Gần đây, các chuyên gia đã xác định rằng vết nứt trong hộp sọ của vua Tutankhamun là một tai nạn trong quá trính ướp xác hoặc do những người trong đoàn khảo cổ của ông Carter đã không cẩn thận làm “hư” thi hài của vị vua trẻ tuổi này.

Vua Tutankhamun được chôn cùng những người con chết yểu

Khi nhà khảo cổ Carter phát hiện ra lăng mộ của vuaTutankhamun, ông nhìn thấy một căn phòng chứa đầy vàng bạc vô giá như những bức tượng làm bằng vàng ròng, đồ trang sức dùng trong các nghi lễ, những chiếc thuyền nhỏ thể hiện ước muốn về cuộc hành trình đến Netherworld và một ngôi đền để chứa nội tạng ướp của Pharaoh. Thêm vào đó, khu hầm mộ còn có hai quan tài nhỏ chứa hai xác chết trẻ con.

Sau khi kiểm tra DNA, các nhà khảo cổ kinh ngạc phát hiện ra một trong hai xác chết đó là con gái chết yểu của vua Tutankhamun. Xác ướp còn lại dường như cũng là con của vị vua này. Các chuyên gia đưa ra giả thuyết rằng, vị vua trẻ và người chị gái sinh ra những đứa con từ mối quan hệ cận huyết nên chúng thường bị dị tật và chết non.

Vua Tutankhamun thực tế có khuôn mặt với hàm răng hô và chân bị khèo

Nhờ vào công nghệ khám nghiệm tử thi ảo khi dùng hơn 2.000 tấm ảnh chụp cắt lớp kết hợp phân tích gene di truyền, vua Tutankhamun thực tế có khuôn mặt với hàm răng hô và chân bị khèo. Các nhà khoa học cũng tin rằng, vị vua này chết do thể trạng yếu và mang nhiều bệnh tật, hậu quả từ việc cha mẹ đẻ của ông là anh em ruột.

Thời đó, người Ai Cập cổ đại thường không phản đối các quan hệ như thế và họ cũng không biết hoạt động hôn nhân cận huyết sẽ gây hại rất lớn cho những đứa trẻ ra đời từ mối quan hệ này.

Tác giả: Hạnh Vũ (T/h)

Nguồn tin: vietQ.vn

BÀI MỚI ĐĂNG

TOP