Niềm vui được mùa hiện rõ trên gương mặt người nông dân.
Bí xanh là loại cây trồng không có gì xa lạ với các hộ dân ở thôn Lĩnh Hồng, xã Thanh Lĩnh (Thanh Chương). Cách đây nhiều năm, người dân đã tiến hành trồng bí trên những thửa đất 5%, nhưng trở thành cây trồng hàng hóa từ vài năm nay, khi ruộng đất được dồn điền đổi thửa tạo điều kiện cho việc đầu tư thâm canh.
Ông Nguyễn Văn Thanh ở xã Thanh Lĩnh chia sẻ: "Nhà tôi trồng 2 sào bí xanh, đây là loại cây dễ trồng, nhanh thu hoạch; mỗi năm có thể trồng 4 vụ, nếu tính cả 4 vụ, bình quân cho thu nhập hơn 30 triệu đồng/sào/năm.
Theo bà Trần Thị Thủy - Chi hội trưởng Hội Nông dân thôn Lĩnh Hồng, hiện 100% hộ dân trong thôn đều trồng bí với tổng diện tích khoảng 4 ha. Chi hội Nông dân đã thực hiện việc liên kết với các cơ sở kinh doanh ở Đô Lương, Nam Đàn và thành phố Vinh nên sản phẩm được thu mua tại ruộng. Dù giá cả không ổn định nhưng thấp nhất cũng đạt 4.000 đồng/kg, không bao giờ ế, hiện bí là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nhất trên đồng đất này”.
Từ hiệu quả của cây bí xanh, hiện có rất nhiều thôn trên địa bàn xã Thanh Lĩnh tham gia trồng bí. Ông Nguyễn Trung Sỹ - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Lĩnh khẳng định: Địa phương đã từng xây dựng nhiều mô hình sản xuất, nhưng bí xanh vẫn là cây trồng số một được người dân lựa chọn. Từ xã Thanh Lĩnh cây bí đã lan rộng trên địa bàn huyện, nhiều nhất ở các xã Thanh Liên, Thanh Giang, Cát Văn, là các xã có diện tích tích đất màu và đất bãi phù sa lớn. Xã Thanh Liên đã có 3 hộ ở xóm Liên Châu đấu thầu 5 ha đất bãi để chuyên canh bí xanh.
Ngoài năng suất cao, sản phẩm bí xanh còn ghi nhận mức tiêu thụ tốt, giá bán hiện tại từ 4.500 - 5.000 đồng/kg, có thời điểm tăng lên 7.000đồng/kg. Theo ông Nguyễn Tiến Nam - Chủ doanh nghiệp thu mua bí ở huyện Đô Lương: "Dù giá không ổn định, lên xuống theo thị trường nhưng bí dễ bán. Khi thực hiện liên kết với nông dân được giá cao thì cùng vui, giá xuống thấp cùng chia sẻ nên tất cả đều phấn khởi".
Với hơn 100 ha bí rải đều khắp các địa bàn trong huyện, vụ xuân này người dân Thanh Chương thu hoạch khoảng 400 tấn, thu về tiền tỷ. Đây là kết quả của việc liên kết để người dân yên tâm đầu tư, là cơ sở để huyện tiếp tục đề ra các chủ trương chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao năng suất giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích.
Bí xanh là loại cây trồng không có gì xa lạ với các hộ dân ở thôn Lĩnh Hồng, xã Thanh Lĩnh (Thanh Chương). Cách đây nhiều năm, người dân đã tiến hành trồng bí trên những thửa đất 5%, nhưng trở thành cây trồng hàng hóa từ vài năm nay, khi ruộng đất được dồn điền đổi thửa tạo điều kiện cho việc đầu tư thâm canh.
Ông Nguyễn Văn Thanh ở xã Thanh Lĩnh chia sẻ: "Nhà tôi trồng 2 sào bí xanh, đây là loại cây dễ trồng, nhanh thu hoạch; mỗi năm có thể trồng 4 vụ, nếu tính cả 4 vụ, bình quân cho thu nhập hơn 30 triệu đồng/sào/năm.
Theo bà Trần Thị Thủy - Chi hội trưởng Hội Nông dân thôn Lĩnh Hồng, hiện 100% hộ dân trong thôn đều trồng bí với tổng diện tích khoảng 4 ha. Chi hội Nông dân đã thực hiện việc liên kết với các cơ sở kinh doanh ở Đô Lương, Nam Đàn và thành phố Vinh nên sản phẩm được thu mua tại ruộng. Dù giá cả không ổn định nhưng thấp nhất cũng đạt 4.000 đồng/kg, không bao giờ ế, hiện bí là loại cây trồng có hiệu quả kinh tế cao nhất trên đồng đất này”.
Từ hiệu quả của cây bí xanh, hiện có rất nhiều thôn trên địa bàn xã Thanh Lĩnh tham gia trồng bí. Ông Nguyễn Trung Sỹ - Chủ tịch Hội Nông dân xã Thanh Lĩnh khẳng định: Địa phương đã từng xây dựng nhiều mô hình sản xuất, nhưng bí xanh vẫn là cây trồng số một được người dân lựa chọn. Từ xã Thanh Lĩnh cây bí đã lan rộng trên địa bàn huyện, nhiều nhất ở các xã Thanh Liên, Thanh Giang, Cát Văn, là các xã có diện tích tích đất màu và đất bãi phù sa lớn. Xã Thanh Liên đã có 3 hộ ở xóm Liên Châu đấu thầu 5 ha đất bãi để chuyên canh bí xanh.
Ngoài năng suất cao, sản phẩm bí xanh còn ghi nhận mức tiêu thụ tốt, giá bán hiện tại từ 4.500 - 5.000 đồng/kg, có thời điểm tăng lên 7.000đồng/kg. Theo ông Nguyễn Tiến Nam - Chủ doanh nghiệp thu mua bí ở huyện Đô Lương: "Dù giá không ổn định, lên xuống theo thị trường nhưng bí dễ bán. Khi thực hiện liên kết với nông dân được giá cao thì cùng vui, giá xuống thấp cùng chia sẻ nên tất cả đều phấn khởi".
Với hơn 100 ha bí rải đều khắp các địa bàn trong huyện, vụ xuân này người dân Thanh Chương thu hoạch khoảng 400 tấn, thu về tiền tỷ. Đây là kết quả của việc liên kết để người dân yên tâm đầu tư, là cơ sở để huyện tiếp tục đề ra các chủ trương chính sách chuyển đổi cơ cấu cây trồng nhằm nâng cao năng suất giá trị kinh tế trên đơn vị diện tích.
Tác giả: Trần Đình Hà
Nguồn: Báo Nghệ An
Nguồn: Báo Nghệ An